Festival Dừa Bến Tre Lần III - 2012: Đặc Trưng Văn Hóa Xứ Dừa
NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, Trưởng BTC Festival dừa Bến Tre lần III.
Xin ông cho biết, Festival dừa Bến Tre lần III có điểm gì mới hơn so với những lần trước?Trên cơ sở kế thừa và phát huy thành quả từ 2 kỳ tổ chức lễ hội dừa năm 2009 và 2010, Festival dừa Bến Tre lần này sẽ được nâng tầm quy mô cấp quốc gia. Đây là cơ hội gặp gỡ giao lưu giữa người trồng dừa với DN chế biến, trao đổi thiết bị công nghệ, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm; tìm kiếm thị trường mới tạo động lực phát triển ngành dừa bền vững và nâng cao đời sống người trồng dừa. Ngoài ra, đây cũng là dịp giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về trồng dừa và chế biến dừa của tỉnh Bến Tre.
Cụ thể có bao nhiêu đơn vị tham gia Festival lần này, thưa ông?
Chúng tôi lần đầu tiên thực hiện chương trình "con đường dừa" với ý tưởng cây dừa trong đời sống của người dân Bến Tre. Trong đó, có khắc họa mô hình kinh tế thu nhỏ và các cách thức trồng dừa đang phổ biến của người dân làng quê Bến Tre. Ngoài ra, sẽ có rất nhiều các hoạt động nổi bật như lễ hội đường phố với thông điệp "Cây dừa tương lai" diễn ra tại công viên- tượng đài Đồng Khởi và đại lộ Đồng Khởi.
Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian trong lễ hội phục vụ du khách trong và ngoài nước như múa lân, sư rồng, trống, cà kheo dừa... thể hiện tính đặc trưng của văn hóa dừa. Một trong những điểm nhấn là Hội chợ Thương mại hàng VN chất lượng cao. Đây là không gian mở kết hợp văn hóa dừa với khung cảnh thiên nhiên nhân tạo, và khu vực dành riêng cho các nghệ nhân trổ tài kỹ thuật nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa.
Sẽ có trên 250 DN, trong đó 34 DN trong Hiệp hội trồng dừa Châu Á- Thái Bình Dương) tham gia với 600 gian hàng liên quan đến dừa. Đây là triển lãm hội chợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Bến Tre.
Lễ hội Festival dừa sẽ tôn vinh những người trồng dừa và tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành dừa. Đồng thời, tổ chức liên hoan ẩm thực xứ dừa, với các gian hàng được phân chia theo từng khu vực; các món ăn, thức uống đặc sản Nam bộ; đặc biệt là ẩm thực dừa được kết hợp nhuần nhuyễn giữa khẩu vị và phong cách chế biến theo trào lưu mới, công phu tinh xảo.
Bên cạnh các hoạt động lễ hội, trong thời gian diễn ra Festival sẽ diễn ra hội thảo với chủ đề "Nâng cao chuỗi gia trị cây dừa". Đây là dịp gặp gỡ các nhà quản lý, nhà khoa học và các nhà DNSX, chế biến trong và ngoài nước, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết nhất, nhằm tác động nâng cao chuỗi giá trị cây dừa.
Festival lần này có tour du lịch nào để du khách hòa mình vào xứ miệt dừa, thưa ông?
Chúng tôi cũng đã chuẩn bị nhiều chương trình du lịch cho du khách đến với Festival như tham quan vườn dừa, nghe đờn ca tài tử, chèo ghe trên sông, thưởng thức ẩm thực xứ dừa... Đặc biệt, sẽ tổ chức tour du lịch vườn dừa bằng xe buýt miễn phí, đưa du khách đến tham quan các mô hình vườn dừa trồng xen ca cao, cây ăn trái tiêu biểu. Tiếp tục tổ chức cuộc thi "Người đẹp xứ dừa", nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của người con gái Bến Tre.
Kỳ vọng của tỉnh Bến Tre thông qua Festival lần này là gì, thưa ông?
Trong các hoạt động của Festival lần này với sự hưởng ứng của các địa phương trong nước có trồng dừa tham dự. Ngoài ra còn có một số nước thành viên cộng đồng dừa Châu Á- Thái Bình Dương cũng tham gia các hoạt động giới thiệu, giao lưu về ngành dừa.
Hơn nữa, trong từ Festival dừa này chúng tôi cũng đề cập với các nhà khoa học nghiên cứu ra những giống dừa tốt để chuyển giao ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhằm góp phần thêm hình ảnh đẹp và màu xanh trên biển đảo Việt nam.
Xin cảm ơn ông!
Related news
Vừa xuất thêm một “công” hàng chôm chôm tiêu chuẩn VietGAP sang thị trường Mỹ, anh nông dân miền Tây- Nguyễn Hữu Tâm vội bốc máy “alô” cho chúng tôi, cười vui như tết. “Vậy là sau bao nỗ lực, chôm chôm của tổ hợp tác Tiên Phú chúng tôi đã được Mỹ chấp nhận rồi. Từ đầu năm đến nay đã có 19 container chôm chôm Bến Tre xuất ngoại”, anh hồ hởi
Hồ Thùng, xã Đông Hải, tỉnh Trà Vinh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là cây thuốc cá. Ngược thời gian khoảng 10 năm về trước thì cây thuốc là cây trồng chủ lực của người dân nơi đây
Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam đã xuất hiện rải rác hiện tượng sâu bệnh trên thanh long, được bà con gọi là bệnh “lạ”. Trước thực tế này, đại diện 24 hộ dân thuộc Tổ hợp tác thanh long VietGAP Cẩm Hang (thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng, nhờ tìm cách điều trị bệnh…