Dùng Pheromone Diệt Côn Trùng Gây Sùng Khoai Lang

Với khoảng 5.000 ha, Bình Minh và Bình Tân là hai huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm sản xuất trên 200 ngàn tấn các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím nhật, lục ngạn, bí đỏ...
Nhưng người trồng khoai có lúc cũng khốn đốn vì nạn sùng làm thối củ. Sở khoa học và công nghệ Vĩnh Long vừa tổ chức hội thảo báo cáo kết quả bước đầu triển khai đề tài sử dụng pheromon giới tính đối với côn trùng gây sùng (Cylas formicarius Fabricius) ở hai huyện nêu trên, do TS. Lê Văn Vàng, Trường đại học Cần Thơ, làm chủ nhiệm. Kết quả bước đầu cho thấy, việc sử dụng pheromon giới tính có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh sùng trên khoai lang, giúp hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đề tài tiếp tục nghiên cứu triển khai về kỹ thuật đặt bẫy dẫn dụ và quy mô áp dụng trên diện rộng và đồng bộ theo từng mùa vụ
Related news

Chất lượng tôm giống ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi. Thế nhưng hiện nay, nguồn tôm giống đạt chuẩn (trung bình khá) đáp ứng chưa được 50% nhu cầu. Nhu cầu cao nên thị trường tôm giống khá phức tạp theo kiểu “nhà nhà bán giống, người người mua giống”.

EU, Hàn Quốc đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Mỹ cũng đang xem xét việc này. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều loại kháng sinh vẫn đang được trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, trong đó, có những loại mà nhiều nước đã sớm ra lệnh cấm trước khi cấm toàn bộ các loại kháng sinh.

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ở khu vực ĐBSCL được nhiều nhà vườn áp dụng thành công với giá trị, sản lượng nâng lên đáng kể và đã tiêu thụ được ở nhiều thị trường trong, ngoài nước.