Giá / Mô hình kinh tế

Đưa Giống Mì Mới Năng Suất Cao Vào Sản Xuất Ở Ninh Sơn (Ninh Thuận)

Đưa Giống Mì Mới Năng Suất Cao Vào Sản Xuất Ở Ninh Sơn (Ninh Thuận)
Tác giả: 
Ngày đăng: 11/04/2013

Thời điểm hiện nay, nông dân huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã thu hoạch xong vụ mì 2012 - 2013, với tổng diện tích hơn 2.600 ha, năng suất bình quân đạt 19 tấn/ha. Mặc dù năng suất giảm 20% so với vụ trước, nhưng nhờ được giá nên hộ trồng mì vẫn lãi từ 12 đến 14 triệu đồng/ha.

Theo đồng chí Vòng A Lương, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, nguyên nhân năng suất mì giảm là do thời tiết nắng nóng, nhất là suốt tháng 8 - 2012, thời điểm mì bắt đầu ra củ nhưng không có mưa. Vụ này địa phương xuống giống 1.150 ha, nhưng chỉ có khoảng 50% diện tích ở khu vực Suối Mây năng suất đạt 20 tấn/ha, số còn lại là đất xa nguồn nước, canh tác lâu ngày bị bạc màu, năng suất đạt chừng 16 - 17 tấn/ha. Năng suất mì ở các xã Lương Sơn, Hòa Sơn… cũng không khá hơn.

Tuy nhiên, bù lại giá mì năm nay biến động theo chiều hướng tăng dần có lợi cho nông dân. Đầu vụ thu hoạch (tháng 12-2012), Nhà máy Chế biến Tinh bột mì Ninh Sơn mua với giá 1,6 triệu đồng/tấn, cao hơn vụ trước 600.000 đồng. Đến giữa vụ, nông dân thu hoạch đồng loạt nên giá bị chững lại, có khi tụt xuống còn 1,3 triệu đồng/tấn, nhưng dần về cuối vụ thương lái ngoài tỉnh đến mua với khối lượng lớn nên giá tăng nhanh, lên đến gần 1,9 triệu đồng/tấn.

Nông dân trồng mì ở Ninh Sơn khá nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Nhiều hộ nhổ mì xong chưa vội bán mà cắt lát phơi khô chờ được giá mới đưa đi tiêu thụ. Với cách làm “thu tận gốc, bán tận ngọn” vụ mì này không ít hộ ở địa phương có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đơn cử như hộ anh Hoàng Văn Kính, ở thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn, làm 27 ha mì, thu nhập hơn 360 triệu đồng, bình quân 1 ha lãi 14 triệu đồng. Anh Kính cho hay: Vụ này, nhà máy không ký hợp đồng với nông dân, nên hộ trồng tự quyết định sản phẩm làm ra. Bà con đang gặp thuận lợi, vì thị trường tiêu thụ mì khô được mở rộng”.

Đáng kể là, những hộ trồng mì giống mới KM228, KM140 và Cút Xanh năng suất đạt rất cao, từ 30 đến 35 tấn/ha. Thương lái thích mua mì giống mới vì củ to đều, nhiều bột (chữ bột 30). Vụ mì này huyện Ninh Sơn sản xuất khoảng 800 ha giống mới, riêng xã Quảng Sơn 250 ha. Do năng suất đạt cao nên xu thế chung của bà con ở vụ tới là chuyển qua làm giống mới, làm cây giống vượt lên 25.000 đồng/bó (khoảng 50 cây). Tuy nhiên, đây là giống mì chỉ thích hợp với đất có độ ẩm cao, trong khi tỷ lệ diện tích đất sản xuất mì có nước tưới ở địa phương mới đạt khoảng 20%, nên nếu sản xuất đại trà độ rủi ro sẽ rất cao. “Chúng tôi đã khuyến cáo bà con chưa vội sản xuất mì giống mới ở những khu vực đất xấu. Địa phương đang phối hợp với cơ quan chức năng khảo sát thực địa, khoanh vùng đất phù hợp với giống mì mới để khuyến cáo bà con chuyển đổi sản xuất vào vụ tới” - Đồng chí Vòng A Lương, nói.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

11/04/2013
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

11/04/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

11/04/2013