Prices / Tin thủy sản

Doanh nghiệp cá tra lo gián đoạn xuất khẩu vì thiếu nguyên liệu đạt GAP

Doanh nghiệp cá tra lo gián đoạn xuất khẩu vì thiếu nguyên liệu đạt GAP
Author: Tạ Hà
Publish date: Monday. January 11th, 2016

Tin vui này làm giảm bớt gánh nặng tâm lý cho các DN XK cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều DN liên tục phản ánh sự lo lắng sâu sắc về việc mặc dù Chính phủ đã có nghị quyết đồng ý chưa thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 7 là: "Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra với Hiệp hội cá Tra Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra đã được Hiệp hội cá Tra Việt Nam xác nhận". Và khoản 5 Điều 4 là: "Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam".

Nhưng do chưa có Nghị định thay thế, sửa đổi, bổ sung NĐ 36 nên cho đến nay, cơ quan Hải quan các tỉnh, thành phố vẫn theo quy định cũ chỉ cho phép các lô hàng cá tra XK đã đăng ký với Hiệp hội cá Tra Việt Nam được phép thông quan. Năm 2016 đã đến, lượng cá Tra nguyên liệu phục vụ chế biến XK từ cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam không còn đủ cho XK. Như vậy, chỉ thời gian ngắn hoạt động XK của các DN cá tra Việt Nam sẽ bị ách tắc.

Trước đó, ngày 4/9/2015, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn số 7259/BNN-TCTS tới Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện NĐ 36 và đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung của nghị định này theo quy trình rút gọn. Tại công văn này, Bộ NN và PTNT cho biết, Theo khoản 5, Điều 4 của NĐ 36 thì: “Đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam”.

Nhưng đến tháng 9/2015 mới có gần 50% diện tích nuôi cá tra ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt - GAP do một số tỉnh chậm hoàn thành việc rà soát, phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra ở địa phương nên ảnh hưởng đến tiến độ cấp mã số ao nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Đồng thời cũng gây khó khăn cho việc quản lý diện tích nuôi, sản lượng nuôi cá tra trong toàn vùng và ảnh hưởng đến hiệu quả xác nhận đăng ký hợp đồng XK cá tra.

Bộ NN và PTNT cho rằng, cần thêm thời gian để các cơ sở nuôi áp dụng và được chứng nhận GAP. Do đó, Bộ đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi quy định tại khoản 5, Điều 4 của NĐ 36: Lùi thời gian các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến ngày 31/12/2016.

Mới đây, theo thông tin từ Bộ NN và PTNT, trong thời gian vừa qua Bộ đã tiến hành rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện NĐ 36; đồng thời phối hợp với các Bộ ngành và địa phương cùng với cộng đồng DN xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung NĐ 36.

Nội dung đề xuất sửa đổi trong dự thảo sửa đổi bổ sung lần này là kết quả rà soát đánh giá và và đối thoại với các bên có liên quan và được sự thống nhất cao của cộng đồng; nội dung chính của dự thảo Nghị định là đề xuất kéo dài thời gian áp dụng GAP (khoản 5 Điều 4) đến 31/12/2017; nâng hàm lượng nước tối đa từ 83% lên 86% và tỷ lệ mạ băng tối đa từ 10% lên 20% đồng thời đề xuất điều chỉnh từ Đăng ký Hợp đồng xuất khẩu với Hiệp hội cá Tra Việt Nam sang hình thức Kê khai hợp đồng xuất khẩu mỗi tháng một lần với cơ quan chức năng của Bộ NN và PTNT.

Tuy nhiên, trước diễn biến của một số thị trường Bộ NN và PTNT xét thấy cần phải có thời gian tiếp tục hoàn thiện Nghị định sửa đổi bổ sung một số Điều của NĐ 36 và ngày 28/12/2015, Bộ đã có Tờ trình số 10561/TTr-BNN-TCTS trình  xin Chính phủ lùi thời gian trình Nghị định sửa đổi bổ sung NĐ 36 về nuôi, chế biến sản phẩm cá tra.

Trong thời gian qua, Bộ NN và PTNT đã nhiều nỗ lực để đồng hành, từng bước tháo gỡ khó khăn cho DN XK. Tuy nhiên, để tránh ách tắc XK trong việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu từ cơ sở được chứng nhận VietGAP, các DN cá tra rất mong chờ Bộ khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ sớm ký Nghị định thay thế NĐ 36.


Related news

Nuôi tôm lót bạt trên ao nhỏ Cứu cánh cho những đầm tôm công nghiệp Nuôi tôm lót bạt trên ao nhỏ Cứu cánh cho những đầm tôm công nghiệp

Toàn tỉnh hiện có khoảng 9.200 ha đất nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, do dịch bệnh và sự sụt giảm về giá nên vụ tôm năm 2015 chỉ có khoảng 40% trong số này duy trì ao nuôi, còn lại là bỏ trống hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác. Mô hình dùng bạt lót nuôi tôm đang được bà con chú ý nhân rộng bởi nó ngăn cản tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường vào ao nuôi, giúp năng suất tăng cao.

Monday. January 11th, 2016
Phát triển nghề cá cần một đề án đột phá Phát triển nghề cá cần một đề án đột phá

Tuần qua, Dân Việt đã đăng tải loạt bài 5 kỳ “Tàu cá 67 mắc cạn” nhìn lại quá trình 2 năm triển khai Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Trăn trở trước những vấn đề mà Dân Việt nêu, ông Tạ Quang Ngọc - nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản đã có bài viết gửi tới toà soạn, góp thêm một góc nhìn mới mẻ về chính sách cũng như vận hội để tái cơ cấu nghề cá.

Monday. January 11th, 2016
Sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị khó khăn về vốn và đa dạng hoá thị trường Sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị khó khăn về vốn và đa dạng hoá thị trường

Từ tháng 8.2014 tới nay, Bộ NNPTNT triển khai Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” tại 3 tỉnh trọng điểm khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Monday. January 11th, 2016