Prices / Tin thủy sản

Độ mặn có tầm quan trọng như thế nào trong việc giúp hậu cá hồi hai năm ngăn ngừa lở loét

Độ mặn có tầm quan trọng như thế nào trong việc giúp hậu cá hồi hai năm ngăn ngừa lở loét
Author: 2LUA.VN biên dịch
Publish date: Tuesday. August 25th, 2020

Cá hồi hai năm đã được nuôi trong nước lợ khoảng hai tuần ở trại ươm giống cá hồi trước khi được chuyển sang chăn nuôi bằng lưới biển sẽ ít bị lở loét da do vi khuẩn Tenacibaculum gây ra hơn.

Nhiễm khuẩn Tenacibaculum có thể gây ra các vết thương hay còn được gọi là chứng lở loét vào mùa đông, đặc biệt là trong khoảng thời gian nhiệt độ nước xuống thấp. Ảnh: Nofima

Vì vậy, những kết luận nghiên cứu mới được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu & Phát triển Cermaq và trường Đại học Bergen (UiB) đã thử nghiệm các chiến lược sản xuất cá hồi hai năm khác nhau có mối tương quan với tính nhạy cảm đối với vi khuẩn Tenacibaculum.

Thông thường, hậu cá hồi hai năm được chuyển trực tiếp từ nước ngọt sang nước biển ngay sau khi thực hiện một chuỗi những thay đổi sinh lý phức tạp để cá hồi con quen sống trong môi trường nước ngọt thích nghi với môi trường nước biển (quá trình smolt hóa). Các chiến lược khác bao gồm tiếp tục nuôi cá trong nước ngọt trong khoảng thời gian dài hơn hoặc thêm nước mặn vào trước khi chuyển cá hồi ra biển. Liên quan đến các thử nghiệm này, Nofima đã lấy các mẫu các hồi hai năm trước và sau khi bị nhiễm bệnh. Điều này đã được thực hiện để điều tra nghiên cứu những gì xảy ra trên da cá khi cá bị nhiễm bệnh.

Các thử nghiệm đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Công nghiệp và Thủy sản (ILAB) tại thành phố Bergen. Sau khi cá được xử lý smolt hóa, hậu cá hồi hai năm nặng 70 gram, 100 gram và 150 gram (trong cả nước ngọt và nước lợ có độ mặn 26 ‰) đã được chuyển vào nước biển và bị nhiễm vi khuẩn Tenacibaculum.

Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhà nghiên cứu Marte Fredriksen của trường đại học UiB đã sử dụng các dụng cụ mô học khác nhau để điều tra nghiên cứu xác định vị trí của vi khuẩn trong mô. Các nhà khoa học cũng muốn tìm hiểu sự nhiễm trùng bắt đầu như thế nào và những gì có thể ảnh hưởng đến nó.

Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhà nghiên cứu Marte Fredriksen của trường Đại học Bergen. Ảnh: Reidun Lilleholt Kraugerud, Nofima

Tổn thương mô nặng hơn đối với cá nước ngọt

Nghiên cứu cho thấy da cá hồi nuôi ở nước ngọt phát triển khác so với da của cá nuôi trong nước lợ. Bề mặt da của cá hồi nước ngọt cũng yếu hơn so với da cá hồi nước lợ khi chuyển sang nước biển, Christian Karlsen - một nhà khoa học về sức khỏe cá tại Nofima kim người giám sát của Fredriksen giải thích:

"Hiệu ứng rõ ràng nhất là lớp biểu bì của cá nước ngọt bị tổn thương nặng nề hơn, lớp biểu bì này trở nên tồi tệ hơn khi cá bị nhiễm bệnh. Bằng cách đưa điều này vào tình trạng tỷ lệ tử vong của cuộc thử nghiệm, chúng tôi tin rằng việc chuyển hoàn toàn sang nước biển gây căng thẳng đối với cá nước ngọt nhiều hơn so với cá nước lợ.

Điều này cho thấy rằng cá có thể thích nghi với nước biển bằng cách giữ chúng trong nước lợ trước khi chuyển sang nước biển, nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn tenacibaculosis."

Những khác biệt về cấu tạo da cá

Các nghiên cứu về biểu hiện gen của cá hồi hai năm bao gồm chất lượng nước khác nhau cho thấy da dường như dành sự ưu tiên cho các phản ứng miễn dịch tại tế bào tiêu thụ, bảo dưỡng và phát triển mô.

"Các loài cá quen với độ mặn thấp rất có thể huy động hệ thống miễn dịch của chúng tốt hơn khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn. Da của cá nước ngọt bị sốc một chút và không thể mưng mủ trên da để kịp thời phản ứng đương đầu với vi khuẩn," theo ông Karlsen.

Ngành công nghiệp có thể thích ứng sản xuất hay không?

Viện Nghiên cứu & Phát triển Cermaq là đơn vị thực hiện quản lý gói và đối tác công nghiệp của dự án và Cermaq Sverre Bang Småge sẽ đưa kiến thức về chất lượng nước và sự am hiểu về chứng lở loét vào trong sản xuất.

"Dự án này làm tăng thêm sức mạnh cho giả thuyết cho rằng việc kéo dài thời gian nuôi trong nước biển tinh khiết trước khi chuyển cá đi mang lại một số lợi ích, cả trong giai đoạn chăn nuôi trên đất liền và sau đó có mối tương quan với hiệu suất, sức khỏe và phúc lợi của cá," Småge cho biết.

"Một trong những điều quan trọng nhất để cá tránh bị nhiễm trùng là da cá còn nguyên vẹn và chúng ta có thể khống chế điều đó," ông Karlsen nói.


Related news

Biện pháp phòng và xử lý bệnh cho cá nuôi Biện pháp phòng và xử lý bệnh cho cá nuôi

Trong Nuôi trồng thủy sản, phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là khâu rất quan trọng do dịch bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tuesday. August 25th, 2020
Kỹ thuật kiểm tra, đánh chất lượng tôm giống bằng cảm quan Kỹ thuật kiểm tra, đánh chất lượng tôm giống bằng cảm quan

Trong nuôi tôm, chất lượng con giống luôn là vấn đề được người nuôi quan tâm bởi đây là yếu tố gần như quyết định đến 50% sự thành bại của vụ nuôi.

Tuesday. August 25th, 2020
Làm thế nào để cải thiện việc chọn lọc giống cá bố mẹ Làm thế nào để cải thiện việc chọn lọc giống cá bố mẹ

Một thiết bị có thể tự động lựa chọn cá nuôi nào nên được giữ lại nhằm mục đích lai giống hiện đang được phát triển.

Tuesday. August 25th, 2020