Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phù Cát Giảm Mạnh
Do thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài, nguồn nước ở các hồ chứa khô cạn, diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Cát (Bình Định) giảm mạnh.
Từ đầu năm đến nay, toàn huyện chỉ đưa vào thả nuôi các loại thủy sản trên diện tích 391ha (61,57% kế hoạch), giảm đến 258ha so cùng kỳ năm trước. Trong số này có 176ha mặt nước lợ (64% kế hoạch) với 47ha nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và 129ha nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến hỗn hợp các loại thủy sản. Diện tích nuôi trồng nước ngọt được 215ha (59,7% kế họach), giảm đến 281ha so cùng kỳ.
Related news
Ngày 6.5, bà Y Lang - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) - cho biết: Huyện đang phối hợp với một công ty trà ở Lâm Đồng triển khai trồng 150 ha trà ô long chất lượng cao tại 3 xã: Măng Bút (100 ha), Đăk Tăng (30 ha) và Măng Cành (20 ha).
Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp cá sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.