Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi Hà Nội, đến 7 giờ sáng 9/8, toàn thành phố có 9.798ha cây trồng bị sâu nước.
Trong đó: Hà Đông 199ha, Sơn Tây 100ha, Ba Vì 52ha, Phúc Thọ 100ha, Thạch Thất 150ha, Đan Phượng 293ha, Hoài Đức 647ha, Quốc Oai 195ha, Chương Mỹ 1.029ha, Thanh Oai 1.622ha, Thường Tín 470ha, Phú Xuyên 1565ha, Ứng Hòa 2390ha, Mỹ Đức 342ha, Đông Anh 110ha, Gia Lâm 165ha, Từ Liêm 25ha, Thanh Trì 40ha, Sóc Sơn 255ha và Mê Linh 50ha.
Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.
Hiện nay, sông Nhuệ đã tràn bờ tại các vị trí: Bờ Hữu sông Nhuệ xã Hữu Hòa ngập sâu 0,2 - 0,4m, dài 350m; phường Phúc La ngập 2 điểm sâu 0,2 - 0,3m, dài 40m; bờ tả sông Nhuệ đoạn xã Tả Thanh Oai ngập 0,1 - 0,2m, dài 40m; đê sông Nhuệ đoạn Cầu Láng Hòa lạc (K10+500) bị tràn bờ 600m (thượng lưu 500m, hạ lưu 100m). Chi cục Thủy lợi đề nghị Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ và Công ty Thủy lợi Sông Đáy khẩn trương thực hiện theo phương án đã lập, đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Nhuệ.
*Tại các tỉnh, TP khác, thiệt hại do bão số 6 và hoàn lưu của bão cũng tiếp tục gia tăng. Theo báo cáo nhanh sáng ngày 9/8 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư, bão đã làm 2 người chết, 1 người bị mất tích, 2 người bị thương. Về nhà cửa, có 107 ngôi nhà bị đổ, hơn 900 ngôi nhà bị ngập, hưu hại.
Đặc biệt, mưa bão đã làm hơn 8.000ha lúa bị ngập, thiệt hại. Trong đó tỉnh Hà Tĩnh 1.069ha, Ninh Bình: 1.005ha, Bắc Giang 2.933ha, Phú Thọ 65ha, Thái Bình 18ha, Thanh Hóa 2.937ha. Diện tích hoa màu bị ngập, thiệt hại là 4.188ha. Trong đó Hà Tĩnh 536ha, Ninh Bình 27ha, Phú Thọ 4ha, Thái Bình 150ha, Thanh Hóa 3.471ha. Ngoài ra có hơn 43.600 cây các loại bị đổ.
Mưa bão đã gây sạt 455m kè; 289 cột điện hạ thế bị đổ gãy; 134m đường giao thông bị sạt lở, hư hại; khối lượng đất, đá, bê tông đường giao thông bị sạt lở 1.190m3.
Hiện các địa phương vẫn đang tích cực triển khai công tác khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Related news
Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.
Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.
Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...