Giá / Mô hình kinh tế

Đem Màu Xanh Cho Biên Giới Bình Yên

Đem Màu Xanh Cho Biên Giới Bình Yên
Tác giả: 
Ngày đăng: 29/11/2011

Đứng chân trên dải đất biên cương rộng lớn gồm 6 xã biên giới Trịnh Tường, Nậm Chạc, A Mú Sung, A Lù, Ngải Thầu, Ý Tý của huyện Bát Xát, Lào Cai, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (Đoàn 345 KT-QP 345) đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với 3 đồn Biên phòng: Ý Tý, A Mú Sung, Trịnh Tường và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền điạ phương 6 xã xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn.

Trong đó chú trọng giúp nhân dân địa phương phát triển kinh tế đi đôi với nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới. Những nơi cán bộ chiến sỹ đoàn đặt chân đến, màu xanh đã vươn dài, tỏa rộng, đem lại cuộc sống ấm no và bình yên cho đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Từ đầu năm 2010 đến nay, Đoàn KT-QP 345 đã hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất cho 1.570 lượt người dân địa phương; phối hợp với Phòng kinh tế huyện Bát Xát mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm cho 385 người dân về kỹ thuật trồng cây cao su, dứa, chuối, trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế, rừng biên giới.

Chuyển đổi cây lương thực ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao như lúa: Séng Cù, ngô lai, trồng đậu tương trên chân ruộng một vụ đạt 90% kế hoạch. Đồng thời, đơn vị còn triển khai xây dựng mô hình điểm như trồng 0,5 ha dứa, 400 cây chuối, ươm 30 vạn cây giống thông, mỡ, sa mộc cung cấp cây giống cho nhân dân trong vùng...

Chỉ trong một thời gian ngắn 10 năm (từ 1995) đến nay, hàng trăm ha đất trống đồi trọc dọc các xã biên giới dân cư thưa thớt nay đã mọc lên màu xanh của chè, dứa, chuối và cây cao su.

Hiệu quả rõ nét nhất là mô hình làng kinh tế văn hóa Lũng Pô 2 gồm hơn 3 hộ chuyển từ Mường Khương đến trong chương trình sắp xếp dân cư nơi biên giới, được sự giúp đỡ của Đoàn đã sớm ổn định cuộc sống bằng trồng dứa, chè và chuối, hàng năm bán ra thị trường nhiều tấn sản phẩm.

Từ chỗ trên 60% nghèo đói, đến nay góp Lũng Pô không còn hộ đói, năm 2011 xóa tiếp 15% hộ nghèo.

Đại tá Trần Quyết Thắng, Chính ủy Đoàn KT-QP 345 cho biết: Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các xã và các đồn biên phòng trên địa bàn quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế của địa phương.

Đồng thời, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong hoạt động phối hợp kết nghĩa nắm và quản lý chắc tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, bảo vệ đường biên, mốc giới, xây dựng mối đoàn kết quân dân.

Nhờ thực hiện tốt sự phối hợp giữa địa phương và đơn vị đã góp phần quản lý chặt tình hình địa bàn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội


Có thể bạn quan tâm

Vùng Nuôi Tôm Thắng Hải Đang “Kêu Cứu” Ở Bình Thuận Vùng Nuôi Tôm Thắng Hải Đang “Kêu Cứu” Ở Bình Thuận

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.

29/11/2011
Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam Vào Vụ Cá Nam Ở Quảng Nam

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

29/11/2011
Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình Nuôi Ong Lấy Mật - Cải Thiện Kinh Tế Hộ Gia Đình

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

29/11/2011