Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).
Tham gia mô hình, mỗi hộ được hỗ trợ 1 con lợn Móng Cái giống có trọng lượng từ 18 đến 20kg đã được tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh. Các hộ được cán bộ trạm khuyến nông, trạm thú y huyện đến tận nhà hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và cải tạo chuồng trại, cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đầu, cách phát hiện lợn động dục, phối giống, giai đoạn mang thai, giai đoạn đẻ và nuôi con, cách chăm sóc và phòng bệnh thường gặp ở lợn con.
Sau hơn 2 năm triển khai mô hình, qua kiểm tra, đánh giá tại các hộ tham gia mô hình, mỗi con lợn nái đã sinh sản được từ 4 đến 5 lứa, mỗi lứa bình quân từ 12 đến 14 lợn con, trừ chi phí mỗi lứa lợn người dân thu lãi trên 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 3 đến nay, dịch cúm gia cầm (DCGC) đang tái phát trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hiện các địa phương đang thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, đây là điều kiện thuận lợi cho vi-rút cúm gia cầm phát tán, lây lan ra diện rộng do tình trạng vịt chạy đồng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đáng lo ngại nhất là sự chủ quan của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.

Thời gian qua, thấy nhím có giá nên nhiều người dân đã ồ ạt đầu tư nuôi nhím, có thời điểm giá nhím giống lên đến gần 10 triệu đồng/cặp và nhím thịt hơn 300 ngàn đồng/kg.