Prices / Tin nông nghiệp

Để phát triển cà phê bền vững

Để phát triển cà phê bền vững
Author: Mai Phương
Publish date: Friday. September 29th, 2017

Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả sản xuất cà phê là phải tái canh hàng trăm ngàn ha bị “lão hóa”.

Giống cà phê TR4 được tái canh cho năng suất cao

Trước thực trạng ngành cà phê Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là cây “lão hóa” cùng với biến đổi khí hậu, người dân thâm canh quá mức dẫn đến bị suy kiệt, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam đã phối hợp với Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức hội thảo "Nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê bền vững".

Mặc dù quy hoạch đến năm 2020 diện tích cà phê cả nước đạt 600.000ha nhưng những năm qua loại cây trồng này đã tăng mạnh, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt, đến cuối năm 2016, diện tích cà phê cả nước đạt 643.159ha vượt 7,2% so với diện tích được quy hoạch. Mặc dù năng suất cà phê Việt Nam cao 2 - 4 lần so với thế giới, tuy nhiên những năm qua năng suất, chất lượng có xu hướng giảm.

Đây là hệ quả của thực trạng sản xuất cà phê còn nhiều bất cập. Diện tích bị “lão hóa” lớn, khoảng 150.000ha cần phải tái canh. Canh tác thiếu bền vững quy mô sản xuất nhỏ, phân tán chiếm gần 90% sản xuất nông hộ. Cơ cấu giống thiếu hợp lý, cà phê vối chiếm 92,9%. Kỹ thuật canh tác thiếu hợp lý, tưới nước còn bất cập gây thiếu hụt nguồn nước. Riêng năm 2016 đã có 116.403ha thiếu nước tưới, diện tích mất trắng lên đến 6.854ha. Tình trạng thu hái cà phê lẫn quả xanh vẫn còn phổ biến, người dân chưa coi trọng cây che bóng và cây chắn gió…

TS Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết: WASI có nhiều công trình nghiên cứu về canh tác cà phê tại Tây Nguyên. Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả sản xuất cà phê là phải tái canh hàng trăm ngàn ha bị “lão hóa”. Việc tái canh phải áp dụng triệt để các giải pháp kỹ thuật như sử dụng các giống cà phê mới cho năng suất, chất lượng cao được Bộ NN-PTNT công nhận. Áp dụng đồng bộ hệ thống giải pháp kỹ thuật tiên tiến như bón phân dựa vào độ phì của đất, tưới tiết kiệm, bón phân qua hệ thống tưới…

Bên cạnh đó, theo ông Hồng, để đảm bảo ngành cà phê phát triển bền vững thì việc trồng cây đai rừng, cây che bóng hoặc trồng xen đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch như trồng sầu riêng, bơ… để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Điển hình là Cty CP Cà phê Phước An trồng sầu riêng xen cà phê, chỉ tính thu nhập từ sầu riêng đạt 400 – 500 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập cả tỷ đồng.

Cũng tại hội thảo, Công ty Bayer Việt Nam đã đưa ra giải pháp Much More Coffee (MMC) có nghĩa là tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận. Theo đó, bộ giải pháp MMC khuyến cáo áp dụng các biện pháp canh tác tốt và sử dụng thuốc BVTV có chọn lọc ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cà phê. Bộ giải pháp này được triển khai với người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên từ năm 2015, được Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng chấp thuận và triển khai.

Đến nay đã có trên 1.000 hộ dân tham gia, hiệu quả của mô hình đã tăng năng suất 23%, tiết kiệm lao động và đạt lợi nhuận tăng 27% so với tập quán canh tác cũ.

Ông Thạch Văn Kiên ở xã B’lá, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng chia sẻ: "Chúng tôi áp dụng giải pháp MCM từ năm 2015, chỉ sử dụng sản phẩm quản lý cỏ dại an toàn và hiệu quả. Chỉ cần phun thuốc một lần là an toàn cho cả năm. Nhờ vậy đã tiết kiệm công chăm sóc. Năng suất cũng tăng trên 20% so với trước đây. Đặc biệt giải pháp này giúp cho cây cà phê khỏe hơn sau thu hoạch".

Còn ông Trương Hoàng Trung ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk cũng thực hiện thành công mô hình MMC cho biết: "Với sự hỗ trợ của cán bộ WASI, Chi cục Trồng trọt – BVTV Đăk Lăk, chúng tôi không chỉ được tập huấn về MMC mà còn được huấn luyện tổng hợp giải pháp từ giống cây trồng, phân bón, tưới tiêu, phương pháp quản lý cỏ dại, sâu bệnh nhằm canh tác cà phê bền vững".

Ông Kohei Sakata, Tổng giám đốc Bayer Việt Nam cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cấp mô hình MMC bằng cách đưa ra các sản phẩm mới để hoàn thiện giải pháp trên, cũng như phát triển thành viên câu lạc bộ, giúp nông dân áp dụng MMC hiệu quả. Chúng tôi cũng làm việc với các đối tác để đưa công nghệ tưới nhỏ giọt giúp bà con quản lý nguồn tài nguyên nước tốt hơn và hợp tác với các đối tác từ sản xuất, thu mua đến xuất khẩu cà phê".


Related news

Không chủ quan với xuất khẩu hồ tiêu Không chủ quan với xuất khẩu hồ tiêu

Với giá hồ tiêu xuất khẩu được duy trì ổn định xoay quanh 9.000 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu năm 2017 của nước ta nhiều khả năng sẽ cán mốc 2 tỉ USD.

Friday. September 29th, 2017
Hạt điều xuất sang Hồng Kông, Israel có giá cao nhất Hạt điều xuất sang Hồng Kông, Israel có giá cao nhất

Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2017, nước ta đã xuất khẩu hạt điều được 225.248 tấn hạt điều, giá trị 2,23 tỷ USD.

Friday. September 29th, 2017
Lô hàng thanh long tươi đầu tiên của Việt Nam ra sạp tại Australia Lô hàng thanh long tươi đầu tiên của Việt Nam ra sạp tại Australia

Thanh long là loại quả tươi thứ ba của Việt Nam được vào Australia sau trái vải thiều và xoài.Lô hàng thanh long tươi đầu tiên của Việt Nam ra sạp tại Australia

Friday. September 29th, 2017