Để Người Dân Hưởng Lợi Từ Lúa Gạo Việt
Đó là phương châm kinh doanh của Cơ sở Sản xuất Chế biến gạo chất lượng cao Thành Kiêm (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).
Cơ sở Thành Kiêm hiện có 13 điểm và trên 40 đại lý bán lẻ gạo trên toàn tỉnh Kiên Giang. Gạo Thành Khiêm phục vụ tận các công ty, xí nghiệp, tàu cá đi biển. Hiện có 57 nhân viên bán hàng thường xuyên, trong đó hàng chục nhân viên chuyên giao hàng tại nhà. Tại TP Cần Thơ và TP HCM cũng đã có đại lý bán buôn của Thành Khiêm. Tổng kho dự trữ gạo của Thành Khiêm lên tới 4.000 tấn với 34 chủng loại gạo. Nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đang muốn hợp tác mở các đại lý trong hệ thông bán lẻ.
Ông chủ Thành Khiêm còn tham gia hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm 50 ha lúa chất lượng cao cho nông dân tại xã Phi Thông (TP Rạch Giá). Dịp Tết nguyên đán vừa qua, Thành Khiêm là một trong hai đơn vị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được chọn tham gia bình ổn giá. Hầu hết gạo Thành Khiêm từ lúa chất lượng cao của nông dân Kiên Giang.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, tốt nghiệp cấp ba, cánh cửa đại học khép lại, ông Nguyên Thanh Khiêm bỏ nhà đi bốc vác lúa gạo thuê. Năm 1993, với số vốn ban đầu chỉ 7 triệu đồng vay mượn và một chiếc xe đạp, ông Khiêm bước vào nghề kinh doanh gạo như tự mình cởi trói cho cảnh làm thuê cực nhọc, lệ thuộc. “Lúc đầu tôi đạp xe tìm kiếm những loại gạo ngon trong dân vùng Giồng Riềng, Châu Thành rồi đưa đi chào hàng. Những ngày đó vô cùng khó khăn, không ai tin gạo của một người đạp xe cà tàng như tôi. Có lúc tôi phải tự đi vo gạo nấu cơm cho khách hàng ăn thử, rồi phải phụ giúp việc nhà cho họ như chẻ củi, dọn dẹp bàn ghế, chạy bàn cho nhà hàng… với mục đích chính là thuyết phục họ dùng thử gạo của mình”, ông Khiêm tâm sự.
Cơ sở ban đầu là một căn chòi lá ở Rạch Sỏi (TP Rạch Giá), ông Nguyễn Thanh Kiêm có cơ ngơi hôm nay. Ông bộc bạch cái quyết tâm đưa hạt gạo Việt gần với người Việt như sau, sản lượng gạo xuất khẩu của Kiên Giang rất lớn nhưng nhiều người lại đi mua gạo Thái Lan, gạo Campuchia về nấu ăn. Thật là một nghịch lý, nguyên nhân là thị trường nội địa hầu như bị bỏ quên, tại Kiên Giang không có một doanh nghiệp nhà nước nào chuyên tâm cung ứng gạo cho khoảng gần hai triệu dân.
“Trong thị trường nội địa, có khoảng trống kỳ lạ”, ông Khiêm nói, “tôi muốn góp phần lấp khoảng trống ấy”. Kết quả gần 20 năm hoạt động, ông được tặng rất nhiều phần thưởng của nhiều cấp chính quyền, nhưng phần thưởng lớn nhất là gạo Thành Khiêm, hạt gạo chất lượng cao của Kiên Giang, đã được thị trường nội địa đón nhận. Mong muốn lớn nhất của ông Khiêm hiện nay, tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, hạ giá thành để nhiều người dân cùng được hưởng lợi từ hạt gạo Việt Nam.
Related news
Cá bống bớp là loài cá nước lợ, thuộc họ cá bống đen, thân hình trụ tròn, mắt nhỏ, mõm tầy, có nguồn dinh dưỡng cao, giá trị xuất khẩu lớn. Cá bống bớp đã được nhiều địa phương tổ chức nuôi song đến nay chỉ có vùng nuôi mặn lợ của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) là nuôi được cá bống bớp với quy mô lớn. Nghề nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng khởi phát từ xóm Chùa, xã Nghĩa Thắng khoảng trước năm 1990. Mặc dù điều kiện tưới tiêu nước ở đây chưa được quy hoạch nhưng năng suất nuôi cá bống bớp đã đạt 4 - 6 tấn/ha…
Trong nhiều năm qua, năng suất, sản lượng lúa ở vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ sự liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa. Bà con nông dân ngày càng thích nghi và biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, nhân giống lúa tạo ra năng suất, sản lượng vụ sau cao hơn vụ trước. Năm 2012, sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL ước đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7,2 triệu tấn, đạt trị giá hơn 3,2 tỉ USD. Lúa đông xuân 2012 - 2013 đang vào vụ thu hoạch được đánh giá là vụ lúa trúng mùa, năng suất bình quân ban đầu trên 7 tấn/ha. Đạt được kết quả đó là do nông dân thường xuyên quan tâm sử dụng giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao.
Đây là mô hình nuôi heo áp dụng công nghệ lên men từ quần thể các vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường thông thoáng, giúp đàn heo ăn nhiều, lớn nhanh. “Nuôi heo không tắm” - cách gọi nôm na này đang lan truyền nhanh trong người dân Hậu Giang. Đây là mô hình nuôi thí điểm đầu tiên, với những phát hiện khá thú vị khi tận dụng các nguồn phụ phẩm ở ĐBSCL, hứa hẹn mở ra hướng chăn nuôi hiệu quả ở ĐBSCL