Giá / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Sản Xuất, Tiêu Thụ Nhãn Chín Muộn

Đẩy Mạnh Sản Xuất, Tiêu Thụ Nhãn Chín Muộn
Tác giả: 
Ngày đăng: 19/08/2013

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.

Năm 2013, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình thâm canh nhãn chín muộn với diện tích 40ha, tại xã Đại Thành. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, năng suất nhãn chín muộn đạt 30 tấn/ha, sản lượng toàn mô hình đạt 1.200 tấn, cao gấp 3 lần năm 2012; giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 42 tỷ đồng.

Theo Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội, trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm đã mở rộng và trồng mới, thâm canh được 1.290ha cây ăn quả các loại, như: Bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Trung tâm đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng được 4 nhãn hiệu tập thể (2 nhãn hiệu Nhãn chín muộn, 1 nhãn hiệu Bưởi đường Quế Dương, 1 nhãn hiệu cam Canh Kim An); cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 70ha nhãn chín muộn, 120ha bưởi, 40ha chuối.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

19/08/2013
Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

19/08/2013
Nghề Nghề "Độc" Dựng Cơ Nghiệp

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

19/08/2013