Prices / Mô hình kinh tế

Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam

Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam
Author: 
Publish date: Saturday. May 19th, 2012

Vụ đông xuân vừa qua ở Quảng Nam nhờ thời tiết thuận lợi, các loại sâu bệnh ít gây hại, nông dân ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên cây đậu phụng rất được mùa...

Vừa ôm những bó đậu phụng chất lên bờ, ông Lê Văn Tiến (thôn Thanh Châu, xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam) nói: “Đậu trúng lắm. Mấy ngày ni hết nhổ rồi gánh, cứ lăn miết ngoài đồng nhưng chẳng thấy mệt”. Ông Tiến có 5 sào đất màu. Lâu nay vụ nào ông cũng trồng đậu phụng trên toàn bộ số diện tích ấy. Đông xuân năm ngoái, khi cây đậu đang ra hoa rộ thì không khí lạnh liên tục ập tới, mưa và rét kéo dài khiến quá trình thụ phấn gặp bất lợi dẫn đến năng suất đạt rất thấp, chỉ 80 - 90 kg khô/sào. Vụ này nhờ sử dụng nguồn giống chất lượng cao, nước tưới dồi dào, thời tiết tương đối thuận lợi, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen không bùng phát mạnh nên dự kiến mỗi sào ông thu được ít nhất 130 kg đậu phụng khô.

Chẳng riêng gì ông Tiến, niềm vui được mùa đậu phụng cũng đang ngập tràn trên nhiều đồng đất của Duy Xuyên. Ông Phạm Đình Xuân – Phó phòng NN&PTNT huyện này, cho biết, vụ đông xuân 2011 - 2012 nông dân trên địa bàn canh tác gần 1.100 ha đậu phụng, trong đó khoảng 80% diện tích sử dụng giống đậu L14. Đây là loại giống có tiềm năng cho năng suất cao và kháng được rất nhiều đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn. Ông Xuân nói: “Vụ trước năng suất đậu phụng bình quân trên toàn huyện chỉ gần 17 tạ/ha, còn nay theo thống kê mới nhất thì không dưới 22 tạ/ha. Đây là vụ được mùa nhất từ sau mấy chục năm qua”.

Đông xuân năm ngoái, được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tập huấn ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất bệnh héo rũ, ông Huỳnh Đức Kiểm (thôn Hưng Lộc, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình) triển khai sản xuất khảo nghiệm 2 sào đậu phụng trên chân đất cát pha thịt nhẹ. Vụ đó, mỗi sào ông thu được 180 kg đậu phụng khô, tăng gấp đôi so với thời điểm chưa áp dụng kỹ thuật canh tác mới vừa nêu. Thấy rõ hiệu quả, đông xuân này ông Kiểm quyết định mở rộng diện tích đất trồng đậu phụng lên 4 sào. Nhờ thực hiện đồng bộ các phương thức mà ngành chuyên môn đã hướng dẫn, bây giờ những ruộng đậu phụng của ông ước đạt khoảng 195 kg khô/sào. Ngoài ông Kiểm, hàng chục hộ dân khác ở thôn Hưng Lộc cũng phấn khởi vì năng suất đậu đạt khá cao. Ông Phan Công Vỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, vụ đông xuân 2011 - 2012 nông dân toàn huyện sản xuất tổng cộng 1.850 ha đậu phụng. Nhờ ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên năng suất bình quân đạt 17,2 tạ/ha, tăng 5,3 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm ngoái...

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngoài 2 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, nông dân ở nhiều địa phương khác của Quảng Nam cũng rất vui vì đậu phụng được mùa trên diện rộng. Theo ông Muộn, đông xuân này toàn tỉnh tổ chức canh tác 8.418 ha đậu phụng, qua thống kê cho thấy năng suất bình quân đạt 17 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với vụ trước...

Related news

Làm Giàu Từ Gà Mía Làm Giàu Từ Gà Mía

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Saturday. May 19th, 2012
Hiệu Quả Từ Cây Xoài Bưởi Hiệu Quả Từ Cây Xoài Bưởi

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Saturday. May 19th, 2012
Thả 40.000 Con Cá Tra Bần Tại Sông Cái Lớn Huyện Long Mỹ Thả 40.000 Con Cá Tra Bần Tại Sông Cái Lớn Huyện Long Mỹ

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Saturday. May 19th, 2012