Đậu Phộng Rớt Giá Mạnh

So với thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá đậu phộng do nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) canh tác ở vùng ruộng trên giảm gần 100.000 đồng/giạ (tương đương 40 lít).
Anh Chau Soc Bane, nông dân ấp Phước Lộc (xã Ô Lâm), cho biết, đậu phộng hiện chỉ có giá 200.000 đồng/giạ nhưng tiêu thụ khó. Nông dân chủ yếu thu hoạch từng đợt với diện tích nhỏ để cung cấp cho những người bán dạo tại các chợ hoặc dọc theo đường giao thông.
Theo Hội Nông dân xã Ô Lâm, vụ hè thu này, nông dân Khmer trên địa bàn xuống giống được 91 héc-ta đậu phộng ven chân núi, cao hơn 4 lần so với vụ đông xuân. Do đặc thù đất ruộng trên thiếu nước, năng suất chỉ đạt khoảng 2,5 tấn/héc-ta, cộng với giá bán thấp khiến nông dân không có lời.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.

Mới đây, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện Phù Cát thả con giống cá đối mục xuống ao nuôi của ông Nguyễn Văn Hiền, ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh - huyện Phù Cát; và hộ ông Trần Ngọc Cường ở thôn Đức Phổ 2, xã Cát Minh. Đây là hai hộ trực tiếp tham gia mô hình nuôi cá nước lợ do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư thực hiện.