Giá / Mô hình kinh tế

Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận

Đánh Thức Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận
Tác giả: 
Ngày đăng: 08/05/2012

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.

Kết quả bước đầu

Trong những năm qua, tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Quý từng bước được đánh thức và phát triển qua hàng năm. Nếu như năm 2006 chỉ mới có 86 cơ sở nuôi, với diện tích hơn 15.800 m2 thì đến nay đã có 117 cơ sở nuôi, trong đó nuôi bằng lồng bè 106 cơ sở và 11 hồ chắn. Sản lượng nuôi trồng thu hoạch nếu như năm 2006 đạt 90 tấn sản phẩm thì đến nay con số này đã đạt 160 tấn/năm. Đối tượng thủy sản nuôi phổ biến hiện nay là cá mú; ngoài ra còn nuôi được tôm hùm, cá bớp, cá cam, cá chẽm… Nhờ nuôi trồng thủy sản mà một số hộ nghèo đã vươn lên khá giả, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và tăng một phần cho nguồn thu ngân sách địa phương. Đồng thời tạo cơ hội cho người nuôi trồng thủy sản Phú Quý hội nhập kinh tế thị trường và xuất khẩu một số sản phẩm sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Quý còn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch một cách căn cơ, cụ thể. Nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, chưa có nhiều hộ sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng. Việc phòng trừ dịch bệnh cho các loại nuôi trồng trên biển Phú Quý còn nhiều bất cập, chưa có “phác đồ” điều trị cụ thể cho từng loại dịch bệnh, nên phong trào nuôi trồng thủy sản ở Phú Quý phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có.

Làm gì để đánh thức mạnh tiềm năng?

Để tiếp tục đánh thức tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản ở Phú Quý phát triển mạnh hơn, thiết nghĩ trong thời gian tới huyện Phú Quý cần rà soát, đánh giá bổ sung quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, để từ đó chỉ đạo phát triển có hiệu quả và bền vững. Các sở, ngành chuyên môn của tỉnh cần giúp huyện Phú Quý tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho các hộ nuôi, để nâng cao tỷ lệ sống của con giống và chất lượng sản phẩm. Đầu tư hệ thống quan trắc, kiểm soát môi trường, phòng trừ dịch bệnh cụ thể cho từng loại thủy sản nuôi trồng. Có được như vậy, nghề nuôi trồng thủy sản huyện Phú Quý mới có thể vươn lên, biến tiềm năng thành hiện thực.

Có thể bạn quan tâm

Thành Công Nhờ Biết Chọn Mô Hình Kinh Tế Phù Hợp Thành Công Nhờ Biết Chọn Mô Hình Kinh Tế Phù Hợp

Sau gần 5 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Trần Văn Hiếu, thôn Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) đã rút ra một kinh nghiệm quý báu: “Với tiềm năng, thổ nhưỡng ở địa phương, muốn vươn lên khá giả cần phải có sự chuyển đổi trong cách thức làm kinh tế, đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường và tìm đầu ra thích hợp cho sản phẩm”. Chính ý chí ham học hỏi và quyết tâm làm giàu đã giúp anh Hiếu thành công với mô hình chăn nuôi vịt khép kín.

08/05/2012
Trồng Dưa Leo Trong Vườn Cao Su Trồng Dưa Leo Trong Vườn Cao Su

Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

08/05/2012
Hỗ Trợ Người Trồng Lúa 500.000 Đồng/ha/năm Hỗ Trợ Người Trồng Lúa 500.000 Đồng/ha/năm

Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.

08/05/2012