Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai)
Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.
Từ tháng 3 năm 2012, tổ chức Oxfam đã hỗ trợ 150 con lợn giống thuần chủng, thức ăn hỗn hợp cho tổng số 117 hộ nông dân tham gia mô hình tại thôn Sín Lùng Chải A, Sín Lùng Chải B, Ma Ngán B, Chu Lìn Phố và Lùng Khấu Nhin II. Dự án còn hỗ trợ men chế phẩm sinh học, giống giun quế (thức ăn cho vật nuôi, thủy sản) và bếp khí hóa cho các mô hình chăn nuôi.
Đến nay đã có 97/117 con lợn nái được phối giống sinh sản, hiện 135 con đang phát triển ổn định.
Số lợn con sinh ra là 430 con với sản phẩm có ngoại hình đẹp, trọng lượng đạt cao, sinh trưởng phát triển nhanh.
Dự án đã giúp người dân biết cách lựa chọn, sử dụng con giống tốt để phát triển đàn tại quy mô hộ gia đình, khắc phục được tình trạng giao phối cận huyết và góp phần nhân nhanh số lượng đàn lợn trên địa bàn các thôn.
Cũng tại hội nghị, đại diện của doanh nghiệp chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã trao đổi việc liên kết thu mua lợn thương phẩm với bà con nhân dân.
Sau hội nghị, đại diện các tổ, nhóm sản xuất đã đi thăm quan một số mô hình nuôi lợn đen bản địa tại xã Lùng Khấu Nhin.
Related news
Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.
Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.
Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.