Dành 345 Triệu Đồng Mua Cá Giống Thả Bổ Sung Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Dak Lak

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.
Cụ thể: cá thát lát 10.000 con, cá chép 31.000 con, cá trắm cỏ 29.500 con, cá trôi 28.500 con, cá mè hoa 30.650 con. Đây là năm thứ 4 liên tiếp (từ năm 2010), tỉnh Dak Lak dành kinh phí thả bổ sung giống thủy sản ra thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng.
Cùng với thả cá, Chi cục Thủy sản Dak Lak cùng với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, các mô hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) ngày càng phát triển với nhiều loại vật nuôi mới mang hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến loài ba ba gai. Không chỉ nuôi thành công ba ba gai theo hướng thương phẩm, một số mô hình đã bước đầu sản xuất được ba ba gai giống, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân.

Hiện giá cá ngừ đại dương xuống thấp ở mức kỷ lục, trong khi đó giá xăng dầu, đá cây và các loại nhu yếu phẩm khác tăng cao, khiến nhiều chuyến biển của ngư dân không có lãi; bạn thuyền lần lượt bỏ nghề, tàu phải nằm bờ.

Ông Đoàn Công Tránh, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi (Cà Mau), khoe: “Năm nay sò cũng được, tôm cũng có lý”. Mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm đang mang về giá trị kinh tế cho người dân huyện Đầm Dơi.