Prices / Mô hình kinh tế

Cựu Chiến Binh Giúp Nhau Làm Kinh Tế Giỏi

Cựu Chiến Binh Giúp Nhau Làm Kinh Tế Giỏi
Author: 
Publish date: Sunday. June 30th, 2013

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi” đem lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào này, những người lính năm xưa lại tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận phát triển kinh tế.

CCB Đàm Văn Thào, tổ 31, phường Sông Hiến (Thị xã) chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình.

Chúng tôi đến thăm trang trại vườn, rừng của CCB Đàm Văn Thào, Bí thư Chi bộ Tổ 31, phường Sông Hiến (Thị xã). Đứng giữa rừng cây keo, thông, sa mộc được trồng thành những hàng thẳng tắp của gia đình, ông Thào tâm sự, năm 1976, sau khi hòa bình lập lại, ông rời chiến trường trở về địa phương xây dựng gia đình trong điều kiện cuộc sống còn bộn bề khó khăn. Năm 1977, ông vào làm việc tại Lâm trường Đề Thám. Năm 1989, về nghỉ mất sức, ông đã đầu tư trồng vườn cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi lợn, gà.

Do phương thức sản xuất còn lạc hậu, đất đai canh tác lâu năm đã bạc màu, suy đi tính lại ông quyết định cải tạo lại đất đai, hoa màu, đưa các loại cây, con mới vào sản xuất nhưng không có vốn để mua dụng cụ sản xuất và sức kéo. “Thời gian đó vất vả lắm. Muốn thoát khỏi cái nghèo vì có sức, có đất đai, tôi quyết định phát triển kinh tế vườn, rừng với phương châm lấy ngắn nuôi dài”.

Tuy công việc rất bận rộn nhưng hằng ngày ông vẫn theo dõi các tin tức trên đài, báo, nhất là các vấn đề liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, vườn cây với các loại quả: mận tam hoa, dứa, chuối...  và chuồng trại chăn nuôi cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, 20 ha rừng cây sa mộc, keo, thông đã cho khai thác.

Rời quân ngũ sau ông Đàm Văn Thào, CCB Bế Ngọc Thế, Chi hội trưởng CCB xóm Háng Páo, thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh) trước đây cũng có hoàn cảnh khó khăn tương tự. Năm 1981 xuất ngũ, trở về quê hương, cuộc sống của gia đình ông chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp ít nên cuộc sống rất chật vật.

Sau khi trải qua nhiều nghề, ông Thế quyết tâm xây dựng mô hình sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2000, ông vay vốn ngân hàng 10 triệu đồng, cộng với vốn tự có của gia đình đầu tư 30 triệu đồng khai thác bãi cát Hoằng Hoảng để cung cấp cát cho các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Công việc thuận lợi, năm 2007, ông mở rộng mô hình kinh tế.

Qua tham quan học hỏi kinh nghiệm về phát triển kinh tế hộ gia đình, ông vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 100 triệu đồng mua máy ép gạch bê tông, máy nghiền đá và một số máy móc khác để sản xuất gạch tiêu thụ tại địa phương và các xã lân cận. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm nên chất lượng gạch chưa cao, tiêu thụ chậm. Ông khắc phục bằng cách tăng tỷ  lệ xi măng, bột đá và pha phụ gia màu hợp lý. Từ đó  gạch do cơ sở của gia đình ông sản xuất luôn được thị trường tín nhiệm, nhiều công trình xây dựng quy mô đăng ký mua với số lượng lớn.

Thời gian sau, ông lại tiếp tục đầu tư mua xe công nông để chuyên chở cát, gạch đi tiêu thụ. Sau mấy năm sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ông mua thêm nhiều thiết bị, máy móc phục vụ cho việc sản xuất gạch, cát. Hiện nay gia đình ông đã trả  nợ xong và làm ăn có lãi, xưởng gạch và bãi cát tạo việc làm cho hơn 10 lao động là con em CCB với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Xưởng gạch bê tông với công suất 400 - 500 viên gạch/ngày, doanh thu từ bãi cát và xưởng gạch trên 100 triệu đồng...

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, những người lính năm xưa bắt tay vào “cuộc chiến chống đói nghèo”. Ông Nông Thế Phòng, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh nhận định: Thực hiện phong trào “CCB giúp nhau làm kinh tế giỏi”, các CCB phát huy phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, quyết tâm vượt lên mọi khó khăn, không cam chịu đói nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cho thu nhập cao đã góp phần từng bước xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, số hội viên CCB có thu nhập thấp chỉ còn 16,92%, số hội viên có thu nhập khá trở lên đạt khoảng 37%.

Những nỗ lực của CCB đã góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng các cấp đề ra.


Related news

Những Mô Hình Cải Tạo Cà Phê Vối Những Mô Hình Cải Tạo Cà Phê Vối

Cải tạo diện tích cà phê vối (cà phê robusta) già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp ghép cành, ghép chồi đang được Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có diện tích cà phê lớn trong tỉnh quan tâm. Từ kết quả đã đạt được những năm gần đây, Bảo Lâm đang là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công tác này, và đã xuất hiện không ít mô hình cải tạo cà phê bằng biện pháp này có kết quả cao cả về kinh tế lẫn xã hội.

Sunday. June 30th, 2013
Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Đất Tại Xã Dân Thành (Trà Vinh) Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Đất Tại Xã Dân Thành (Trà Vinh)

Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.

Sunday. June 30th, 2013
Tưới Phun Mưa Trên Đất Trồng Rau Tưới Phun Mưa Trên Đất Trồng Rau

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Sunday. June 30th, 2013