Cuộc Cách Mạng Tôm Ở Thái Lan
Năm 2001, ngành công nghiệp tôm của Thái Lan trải qua một biến đổi đáng kể khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và trở thành nhà cung cấp Tôm Thẻ Chân Trắng hàng đầu thế giới.
Phát triển mạnh về tôm sú
Thái Lan bắt đầu nuôi tôm từ những năm 1970, sử dụng những con tôm sú bố mẹ đánh bắt từ biển để sản xuất giống trên đất liền cung cấp nguồn giống cho các ao nuôi. Đầu những năm 1990, Thái Lan đã nổi lên như một nhà sản xuất và xuất khẩu đứng đầu thế giới dựa vào sản xuất tôm sú.
Sự kết hợp của nhiều yếu tố cho phép Thái Lan phát triển ngành công nghiệp tôm có tổ chức tốt và đầy đủ hợp nhất. Tất cả những thành phần tạo nên thành công của ngành nuôi tôm bao gồm đại diện của công nghệ ở mọi cấp độ từ tôm giống, các trang trại nuôi, các công ty thức ăn và các nhà máy chế biến cũng như các công ty tiếp thị quốc tế.
Sự đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh và một số công ty đa quốc gia đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hàng đầu cho sự đổi mới và tăng năng suất. Nguồn tài chính cho ngành công nghiệp này phần lớn từ các công ty thương mại lớn như Charoen Pokphan Food, Thai Union Frozen... Chính phủ hỗ trợ cho ngành công nghiệp này thông qua các chương trình nghiên cứu, phát triển mở rộng các chương trình nghiên cứu của Cục Thủy sản và các trường đại học.
Chuyển hướng đầu tư
Trong những năm 1990, vấn đề về bệnh dịch làm tăng các rủi ro và làm chậm sự mở rộng của ngành công nghiệp này. Bệnh đầu vàng và bệnh đốm trắng ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất. Chính phủ đã phải tài trợ nghiên cứu và mở rộng sự giúp đỡ, điều chỉnh và quản lý xung quanh khu vực có dịch bệnh.
Mặc dù gặp những vấn đề trên nhưng ngành công nghiệp nuôi tôm của Thái vẫn giữ vị trí số 1 trong sản xuất tôm với 280.000 tấn tôm sú (năm 2001). Tuy nhiên, cũng từ năm này, người nuôi tôm Thái Lan đối mặt với một căn bệnh mới được gọi là hội chứng chậm lớn ở tôm sú. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết. Vấn đề chậm lớn ở tôm sú đặt ra giai đoạn đưa vào giới thiệu tôm giống chân trắng sạch bệnh (SPF). Những người nông dân thì tìm kiếm những nguồn ít rủi ro hơn, có thể mang lại kinh tế cho trang trại nuôi tôm.
Biểu đồ minh họa sự tăng nhanh sản xuất Tôm Thẻ Chân Trắng (màu vàng) từ năm 2002 - 2006 trong khi tôm sú (màu đỏ) sụt giảm nhanh chóng
Kiểm tra tôm bố mẹ sạch bệnh
Việc giới hạn nhập khẩu tôm bố mẹ sạch bệnh được thực hiện kiểm tra lần đầu tiên vào năm 2001. Kết quả rất ấn tượng và ổn định; tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh tới 20g trong vòng 100 ngày, kích cỡ đồng đều đến khi thu hoạch. Tôm sạch bệnh có sức chịu đựng mật độ cao - lên đến 2,5 kg/m2. Sản xuất Tôm Thẻ Chân Trắng năm 2002 của Thái Lan lên tới 20.000 tấn.
Những người nuôi tôm chuyên nghiệp của Thái Lan hiện nay sản xuất đạt từ 20-30 tấn/ha/vụ sử dụng tôm giống sạch bệnh và tôm giống kháng bệnh Taura. Những số liệu cho thấy động lực làm cho ngành công nghiệp tôm của Thái Lan chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng chính là giá trị kinh tế vượt trội của loài này. Giá trị lợi nhuận của Tôm Thẻ Chân Trắng lớn hơn tôm sú từ 2-3 lần. Khả năng kháng bệnh cũng cao hơn tôm sú.
Bảng1 : So sánh sự khác nhau về thông số sản xuất và lợi nhuận của tôm sú và Tôm Thẻ Chân Trắng tại Thái Lan
Yếu tố tạo thành công
Thái Lan là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới nhờ công nghệ tiên tiến cho năng suất cao. Trong 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 168.905 pound, trị giá 44,6 tỉ bạt (tương đương 1,5 tỉ USD). |
Một trong những yếu tố thành công với Tôm Thẻ Chân Trắng ở Thái Lan là kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm bố mẹ để đảm bảo cung cấp đúng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh. Luật pháp của Thái Lan yêu cầu, những nhà cung cấp tôm bố mẹ sạch bệnh phải có giấy chứng nhận với 2 năm kinh nghiệm và được nhà chức trách của Mỹ chứng nhận.
Xu hướng gần đây của ngành công nghiệp tôm Thái Lan là nuôi tôm với mật độ cao (200 con/m2). Cuộc cách mạng nuôi tôm của Thái Lan thu được lợi nhuận lớn từ việc thuần hóa và nuôi dưỡng tôm chân trắng sạch bệnh từ các công ty cung cấp của Mỹ.
Related news
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP), năm 2011 Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại xã Năng Khả, huyện Na Hang với diện tích 0,5 ha, số lượng cá giống thả nuôi là 10.000 con, có 10 hộ gia đình tham gia. Sau 5 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng làm kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Na Hang.
Nằm trong “Chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học được tổ chức thí điểm cho 22 hộ chăn nuôi gia súc ở xã An Nông, huyện miền núi Tịnh Biên, An Giang đã thành công.
Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ