'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục.
Để tạo ôxy cũng như giúp cho nước chuyển động thành dòng chảy, hầu hết các ao nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp đều được gắn quạt nước. Hệ thống quạt nước đặt dưới ao được đấu nối với trục quay có gắn nhông chuyền từ một hoặc vài chiếc máy nổ đặt trên bờ. Khi máy đang chạy, quạt chuyển động, nếu người nào bất cẩn đứng gần để quần áo vướng vào cánh quạt thì chắc chắn sẽ bị u đầu chảy máu. Nếu là đàn ông thì toàn bộ lớp da bên ngoài của bộ phận sinh dục sẽ bị quạt “lột” sạch vì không thể tắt máy kịp.
Anh Long, ngụ huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), kể: Anh đang ngồi trên xuồng xúc thức ăn rải xuống ao nuôi tôm thì bất ngờ gió giật mạnh làm ngã xuống nước. Mặc dù né được chiếc quạt đang quay nhưng tà áo bị dính nhẹ vào cánh quạt nên anh bị giật ngược trở lại, xoay tròn dưới nước theo quạt mấy vòng. Khi đứa con trai trên bờ tắt được máy và quạt thì quần áo anh đã bị quấn cuộn vào cánh quạt, lớp da bên ngoài “của quý” cũng mất luôn, máu chảy xối xả.
Không riêng gì anh Long, từ đầu năm đến nay đã có trên 10 người nuôi tôm ở Bạc Liêu bị "hư súng” do tai nạn nghề nghiệp trên. Anh Đông ở thị xã Bạc Liêu cũng vì bất cẩn đứng gần quạt nước đang quay nên bị cánh quạt “táp” vào chiếc quần đùi, và cuốn luôn lớp da bên ngoài dương vật, làm gãy luôn chân phải, phải điều trị gần một năm mới bình phục.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, bệnh viện đã tiếp nhận trên 30 ca cấp cứu dương vật bị thương do nuôi tôm. Thạc sĩ Lê Đình Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cũng xác nhận đã tiếp nhận rất nhiều ca cấp cứu kiểu này. Bản thân ông Hùng cũng đã trực tiếp “may vá và chỉnh hình” cho 6-7 người.
Gần đây, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cũng đã tiếp nhận ba trường hợp phụ nữ để tóc quấn vào quạt nước dẫn đến lột da đầu, đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.
Chữa xong vẫn... xài tốt
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, hầu hết các trường hợp cấp cứu do dương vật bị quạt dưới ao tôm “đả thương” khi vào đến bệnh viện thì bộ phận này chỉ còn lại cái “lõi” ở giữa, hai tinh hoàn trơ ra vì da bao bọc bên ngoài rách tơi tả.
Để điều trị, công việc đầu tiên là phải vệ sinh, rửa nước sát trùng vùng bị thương trước khi cắt lọc những lớp da bầy nhầy dính sình bùn. Trường hợp nào không mất da thì sau khi rửa sạch sẽ lộn ngược lại để may. Nếu mất hết da thì có phức tạp hơn nhưng nói chung cũng giải quyết được.
Với tinh hoàn cũng vậy, nếu như toàn bộ da bìu bị mất thì tinh hoàn sẽ được nuôi dưới da đùi, ba tháng sau khi mạch máu được tái tạo sẽ cắt da để... “gói” lại.
Bác sĩ Nghĩa cho biết, quá trình cuốn da và tạo hình cho dương vật rất công phu. Nếu như còn da bìu, các bác sĩ sẽ chữa dễ dàng, ít tốn thời gian, còn nếu như phải dùng đến da bụng thì bệnh nhân phải đi lại nhiều lần để tạo hình cho có thẩm mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các quý ông gặp nạn đều "hoạt động tốt" sau khi điều trị.
Hiện nay, bình quân một ca “chữa súng” hoàn chỉnh mất khoảng 14-15 triệu đồng và thời gian ít nhất cũng 3-4 tháng. Bác sĩ Nghĩa cho biết, sắp tới sẽ áp dụng vi phẫu để điều trị cho bệnh nhân bị tai nạn kể trên, như vậy sẽ ít tốn thời gian và chi phí cho người bệnh
Related news

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.

Trong những năm qua, huyện Yên Sơn đã tích cực triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Qua đó từng bước xây dựng những vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng....