Prices / Mô hình kinh tế

Cửa hẹp cho xuất khẩu nông sản cơ cấu lại sản xuất để nâng sức cạnh tranh

Cửa hẹp cho xuất khẩu nông sản cơ cấu lại sản xuất để nâng sức cạnh tranh
Author: 
Publish date: Thursday. September 24th, 2015

Vì vậy, chúng ta phải tái cơ cấu lại các ngành hàng đề nâng cao sức cạnh tranh. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn.

Xin ông cho biết, triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong các tháng cuối năm. Liệu chúng ta có hoàn thành mục tiêu đề ra không thưa ông?

- Các tổ chức quốc tế có uy tín dự báo giá gạo, cà phê, cao su, tôm... có thể giảm nhẹ hoặc phục hồi chậm. Với những mặt hàng này, chúng ta phải tính toán lại năng lực cạnh tranh, hoặc tìm thị trường chấp nhận hàng của chúng ta. Đặc biệt là gạo, cà phê, cao su... phải chú ý đến tái cơ cấu, phát triển thị trường một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Đồng thời khôi phục lại năng lực cạnh tranh và tìm kiếm những thị trường có nhu cầu về những mặt này để cạnh tranh với các đối thủ khác, từ đó góp phần vào tăng trưởng của nông nghiệp.

Người dân trồng cà phê tại tỉnh Lâm Đồng.

Chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì đồng USD đang ở mức cao, ở đây có thể cạnh tranh về tôm thông qua khôi phục lại sản lượng, đồ gỗ là sản phẩm thế mạnh. Việc cân đối lại các ngành hàng và thị trường sẽ thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Theo tính toán, xuất khẩu nông sản tăng 3% thì tăng trưởng nông nghiệp sẽ tăng 1%.

Trong bối cảnh hàng tồn kho nông sản lớn, Viện sẽ tư vấn gì cho Bộ Nông nghiệp để quy hoạch lại sản xuất, không để tình trạng tồn kho lớn trong tương lai?

- Chúng ta quy hoạch gì thì cũng phải nghĩ tới yếu tố thị trường đầu tiên. Trong ngắn hạn, ví dụ thị trường Mỹ, với đồng USD đang cao nên chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế vào Mỹ như thủy sản, cà phê, tiêu, điều, gỗ... để tận dụng cơ hội. Chúng ta cũng không nên “găm hàng” theo tâm lý “đến hẹn lại lên”, vì hiện nay giá cả biến động rất mạnh.

Về điều chỉnh cơ cấu sản xuất, trong thời gian qua, một số mặt hàng chúng ta đứng ở nhóm dẫn đầu nhưng lại bị mất lợi thế cạnh tranh trong thời gian ngắn. Do vậy, cần thu hẹp cơ cấu sản xuất, tăng cường chất lượng cao như: gạo, cao su... hoặc chuyển sang các cây trồng, vật nuôi khác có lợi thế cạnh tranh hơn.

Với những mặt hàng có thị trường tốt như: điều, tiêu, rau quả... thì đẩy mạnh sản xuất, nhưng phải làm chuyên nghiệp, có vùng chuyên canh, giống tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, giám sát tốt. Có như vậy mới phát triển biền vững được.

Vừa qua, một số nước phá giá đồng tiền để tăng cường xuất khẩu nông sản, theo ông Việt Nam cần làm gì để giải quyết vấn đề này?

- Về trung và dài hạn cần hướng tới tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng linh hoạt để duy trì khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh đầu tư vào chế biến, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ, khoa học công nghệ nông nghiệp.

Cùng với đó là xúc tiến thương mại, phát triển thị trường như: hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt chú trọng những thị trường chính và đối thủ cạnh tranh đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành hàng nông sản có lợi thế như: lúa, cà phê, hạt tiêu, cao su..., và xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, Chuyên gia cà phê lâu năm, nguyên Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA): Dự báo thị trường xuất khẩu còn bất cập

Thị trường cà phê năm nay rất ảm đạm, hàng còn tồn nhiều trong dân không bán được. Những năm trước, đầu vụ bán hết, khi giá lên ngồi nhìn. Năm nay, đầu vụ không bán, song giá ngày càng xuống. 

Nguyên nhân là do dự báo thị trường không chính xác. Khi các nhà rang xay đến thời điểm cần cà phê, hỏi mua Việt Nam thì chúng ta không bán, đòi giá cao hơn, nên họ quay sang Indonesia mua. Mất khách vì giữ giá cao quá. 

Hơn nữa, xúc tiến thương mại phải chú ý hướng tới các thị trường mới. Ví dụ: Đức, Ý, Mỹ... họ đã mua đủ rồi, lại có nhiều nguồn cung thì chúng ta có xúc tiến họ cũng không mua nữa. Khảo sát năm nào cũng đi nhưng cuối cùng thị trường như thế nào lại chưa hình dung được.

Cứ ngồi nhà chờ người mua mà không chủ động liên hệ với các nhà rang xay cà phê lớn như Nestle thì không thể cải thiện được tình hình.


Related news

Báo Động Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến Báo Động Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến

Vài năm trở lại đây, ở Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi quảng canh cải tiến ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh đối với mô hình này dường như không có hiệu quả. Vậy mà, hiện nay bà con nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn còn xem nhẹ vấn đề chất lượng con giống khi chỉ mua loại tôm sú giống được xem là dành riêng cho hình thức nuôi này với giá chỉ bằng 40% so với tôm giống thả nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đây chính là mầm móng dễ xảy ra dịch, bệnh báo động.

Thursday. September 24th, 2015
Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1 Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?

Thursday. September 24th, 2015
29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam 29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam

Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.

Thursday. September 24th, 2015