Cú hích giúp nhà nông gây dựng vườn cây ăn trái
Trợ lực cho nông dân
Dự án chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái được Hội ND xã Hồ Đắc Kiệm hoàn thiện và gửi đi tháng 7.2015, đầu tháng 8.2015 được phê duyệt. Dự án được Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh giải ngân cho vay với quy mô 400 triệu đồng. 19 hộ vay vốn Quỹ HTND đều là thành viên của Tổ hợp tác với tổng diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái là 21ha.
Anh Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch Hội ND xã Hồ Đắc Kiện cho biết, đa số các hộ tham gia dự án đều mong muốn được chuyển đổi sản xuất theo hướng tạo hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ khi được hỗ trợ vay vốn, các hộ đã có động lực, điều kiện để mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất.
Với 2ha lúa, sau nhiều năm sản xuất mà chỉ đủ ăn, ông Nguyễn Văn Ri, ngụ ấp Đắc Lực đã mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích lúa sang trồng cây ăn trái. Ông Ri thổ lộ: “Khi chuyển sang làm vườn, chi phí khá lớn, may được Quỹ HTND cho vay thêm 25 triệu đồng. Đồng vốn này rất có ý nghĩa trong lúc bà con hầu hết đã “cạn tiền” đầu tư…”.
Như ông Ri, đa số những hộ được hỗ trợ vốn đều cho rằng, đây là động lực để họ tiếp tục đầu tư vào sản xuất.
Thu nhập tốt hơn
Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam xoàn, cam sành và chanh không hạt đang bắt đầu cho trái, anh Nguyễn Văn Trường, xã Hồ Đắc Kiện phấn khởi nói: “Tôi đầu tư trồng khoảng 700 gốc cam sành, 300 gốc cam xoàn và khoảng 500 gốc chanh không hạt trên diện tích hơn 2ha, trong đó có khoảng 8 công cam sành đã cho trái. Vụ vừa rồi, tôi bán được hơn 30 triệu đồng, đợt tiếp theo ước tính có thể bán được khoảng 70 triệu đồng…”.
Anh Trường cho biết, cũng nhờ được hỗ trợ vay vốn Quỹ HTND, rồi được Hội ND khuyến khích, chỉ dẫn sản xuất mà anh đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cây ăn trái. Chỉ cần bước sang năm thứ 3, cây sẽ cho trái ổn định, ước tính thu nhập có thể đạt từ 70-100 triệu đồng/công (1.000m2).
Tính đến nay, Hội ND huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã giải ngân hơn 1,22 tỷ đồng vốn Quỹ HTND cho 72 hộ hội viên tại nhiều dự án phát triển sản xuất, trong đó có dự án chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái…
Theo các thành viên trong tổ hợp tác, trước khi được vay vốn, bà con đều được tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật. Riêng việc ủ và sử dụng phân vi sinh bón cho vườn cây, đến nay ai cũng thực hành thành thạo.
Đánh giá hiệu quả của mô hình phát triển vườn cây ăn trái tại xã Hồ Đắc Kiện, ông Nguyễn Văn Thử - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành cho rằng, đây là hướng đi hiệu quả có sự đầu tư hợp lý từ nguồn Quỹ HTND. Những ND trong Tổ hợp tác đều chí thú làm ăn. Bên cạnh đó, Hội ND xã cũng đã linh động trong việc tận dụng các nguồn vốn, các mô hình hỗ trợ sản xuất có hiệu quả để khuyến khích hội viên áp dụng.
Related news
Tốt nghiệp trung cấp thú y, tìm được công việc ở thành phố nhưng anh Phùng Văn Sơn, thôn Muồng Voi, xã Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội) lại về quê làm trang trại vườn-ao-chuồng (VAC).
Được sản xuất theo quy trình VietGAP, chế biến theo phương thức dân gian, chè bản Ven (xã Xuân Lương, Yên Thế, Bắc Giang) đã và đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, và người trồng chè đang rất tự tin hội nhập TTP...
Trước thông tin nhiều loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU…, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Minh Châu - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam về tín hiệu vui này.