Cty CP Thanh Hà Cứu Lúa Chết Rét
Chúng tôi đã về tỉnh lúa Thái Bình, địa phương bị thiệt hại nặng khi có tới 10/15ngàn ha lúa mới cấy bị chết rét. Để có đủ mạ cấy bù, Thái Bình đã gieo bổ sung được 800ha mạ muộn, đáng tiếc lại mất khoảng 250ha mạ bị chết do nông dân che phủ ni lông không đúng kỹ thuật, gieo mạ vào những ngày rét hại, dùng ni lông màu, thậm chí dùng cả vải bạt che phủ phẳng trên luống mạ mà không làm khuôn hình vòm. Trong số trên 10 ngàn ha lúa cấy sớm bị chết rét ở Thái Bình thì hầu hết tập trung ở huyện Đông Hưng (đã gieo cấy khoảng 9.000ha nhưng có tới 6.500ha lúa bị chết). Ngoài việc lúa cấy bị chết do rét hại thì không ít diện tích lúa chết là do nông dân đưa nước vào ngập quá sâu.
Giải pháp nào cứu được lúa bị chết rét? Đó là vấn đề không chỉ nông dân Thái Bình mà nông dân toàn miền Bắc đang quan tâm. Nông dân cần các nhà khoa học chỉ ra các giải pháp kỹ thuật cứu lúa. Với tinh thần ấy, Cty CP Thanh Hà (DN được giải nhất VIFOTEC năm 2005 cho chế phẩm sinh học AH, KH, NH) đã thí điểm cứu lúa bị chết rét ở Thái Bình. Trong đợt cứu lúa chết rét này ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình cùng với UBND huyện Kiến Xương và Thái Thuỵ đã mời cán bộ kỹ thuật của Cty CP Thanh Hà tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân sử dụng chế phẩm AH, NH, KH cứu lúa và mạ chết rét, trong các ngày 17 và 18/2/2008. Trước đó ngày 16/2, chúng tôi có mặt tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình) chứng kiến mô hình Cty CP Thanh Hà cứu lúa cho gia đình anh Phạm Tiến Khắng. Chủ hộ cho biết trên thửa ruộng 800m2 của gia đình cấy giống dài ngày Xi23, do cấy sớm gặp rét hại kéo dài, toàn bộ diện tích lúa chết tới 85% nên gia đình tình nguyện làm thí nghiệm trên thửa ruộng này.
Ông Phạm Đức Sáng, chủ nhiệm HTX Đông Mỹ cho biết, chúng tôi đọc báo NNVN được biết đến việc Cty CP Thanh Hà cứu lúa bị úng ngập ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải, cứu rau màu trồng trên đất chua phèn nhiễm mặn tại huyện Kiến Xương, vì thế rất hy vọng sản phẩm của công ty có thể cứu được lúa khỏi chết rét. Vụ này HTX có 80ha lúa chết. Tính toán thấy, nếu phải gieo cấy lại thì một sào cần 25 ngàn tiền thóc giống, công cấy phải mất tới 100ngàn đồng, rồi tiền phân bón khoảng 30 ngàn đồng, tối thiểu việc cấy lại cũng phải chi phí tới 150-155ngàn đ/sào.
Còn cứu lúa bằng chế phẩm AH, KH, NH thì theo hướng dẫn, mỗi sào chỉ cần từ 6-9 gói cho 3 lần phun, tổng số tiền 12-18 ngàn kể cả công phun. Theo ông Sáng, nếu dùng chế phẩm sinh học cứu được lúa khỏi bị chết rét thì ngoài lợi ích kinh tế trước mắt, còn kịp thời vụ giúp chủ động được cơ cấu vụ mùa để bố trí vụ đông sớm. Hiệu quả của việc cứu lúa mạ chết rét sẽ cho thấy sau 10-15 ngày dùng chế phẩm, HTX đang nóng lòng theo dõi đồng ruộng chờ kết quả.
Từ thửa ruộng của gia đình anh Khắng, nhiều hộ nông dân của xã Đông Mỹ cũng đã tự nguyện mua chế phẩm AH, KH, NH cứu lúa. Cty CP Thanh Hà đã tổ chức một buổi hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân toàn xã. Hộ ông Phạm Văn Bộ ở đội 12 có 1 mẫu ruộng đã cấy 7 sào có nguy cơ xoá sổ vì lúa chết, đã tự nguyện mua chế phẩm để cứu lúa. Hộ ông Vũ Xuân Thức ở xã Thái Hà (Thái Thuỵ) là người qua đường cũng dừng lại xem mô hình trên ruộng nhà ông Khắng và sau đó đề nghị Cty tặng một số gói chế phẩm để cứu lúa của gia đình mình.
Theo ông Nguyễn Anh Kết- TGĐ Cty CP Thanh Hà, nếu lúa chết khoảng 80% nhổ lên thấy rễ đen, nhưng phần gốc lúa gần rễ vẫn trắng là có thể cứu được. Biện pháp đầu tiên phải tháo kiệt nước để phun thuốc. Dùng 2 gói chế phẩm pha 30 lít nước, phun cho lúa và chú ý phải phun sát gốc, sau 3 -5 ngày phun đợt 2 và 7-10 ngày phun đợt 3. Trong khi phun thuốc tuyệt đối không được bón thêm bất cứ loại phân bón hoặc chế phẩm nào. Khi cây lúa đã hồi sinh phát triển nông dân lại chăm bón bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Trong nhiều ngày qua, hàng tấn cá nuôi trong các lồng bè của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chết ngửa bụng, phơi trắng một vùng vịnh và bốc mùi hôi thối. Thiệt hại lớn khiến các hộ dân hết sức lo lắng vì số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng.
Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Thời điểm này, nông dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bước vào thu hoạch lứa rau cần đầu tiên, năng suất bình quân đạt hơn 1 tấn/sào, với giá bán 8 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 7 triệu đồng/sào.