“Công Nghệ Sinh Thái” Trên Cây Lúa Mang Hiệu Quả Lớn
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.
Chương trình này (gọi tắt “ruộng lúa, bờ hoa”) là hình thức trồng các loại hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch có ích, phòng chống rầy nâu gây bệnh virus trên cây lúa.
Theo TS Hồ Văn Chiến- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, chương trình được sự hỗ trợ của chuyên gia Viện Lúa quốc tế (IRRI) lần đầu tiên triển khai thí điểm trên đồng ruộng Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 - 2010, tại 2 huyện Cai Lậy và Cái Bè.
Đến nay, đã có 131 xã, 65 huyện, thị của 16 tỉnh, thành phía Nam ứng dụng Chương trình “Công nghệ sinh thái”. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… với tổng diện tích trên 5.083ha, thu hút 7.814 hộ nông dân tham gia, với 228 mô hình.
Hoạt động của mô hình này là trồng các loài hoa dại (soi nhái, hoa xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ...) trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế các loài côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái cho ruộng lúa.
Trong các cánh đồng áp dụng mô hình công nghệ sinh thái, ong ký sinh và các loại thiên địch khác có mật số gia tăng đáng kể, nông dân giảm chi phí thuốc trừ sâu 50%, năng suất lúa cũng cao hơn. Qua đó, tăng thu nhập của nông dân từ 900.000 - 2.900.000 ha/vụ, đồng thời quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa cùng nhiều lợi ích to lớn khác đối với cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh
Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ
Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.