Prices / Tin thủy sản

Công nghệ SCP: Gỡ nút thắt ngành thủy sản

Công nghệ SCP: Gỡ nút thắt ngành thủy sản
Author: Tiến sĩ Larry Feinberg - Công ty KnipBio, Mỹ
Publish date: Tuesday. November 7th, 2017

Công nghệ sinh học phát triển, điển hình là công nghệ sản xuất protein bền vững thì nguồn nguyên liệu có xuất xứ thực vật đã mở ra một tương lai bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Trong bối cảnh đó, công nghệ sản xuất protein nguồn gốc thực vật đơn bào (SCP) được cải tiến nhằm mục đích tìm ra giải pháp bền vững cho ngành dinh dưỡng vật nuôi cũng là nút thắt lớn nhất của ngành thủy sản hiện nay. KnipBio là một sản phẩm của công nghệ SCP, không chỉ cung cấp hàm lượng protein cao mà còn là nguồn axit amino thiết yếu và phân tử sinh học giá trị như carotenoid. KnipBio, một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được thành lập năm 2013 bởi Larry Feinberg đang cải tiến quy trình sản xuất KnipBio Meal - nguồn nguyên liệu thức ăn thủy sản mới và được đánh giá là bền vững nhất. Sản phẩm này sản xuất bằng đĩa petri (một loại đĩa cạn có nắp dùng để cấy vi sinh vật) và có nguồn gốc từ các sinh vật đơn bào.

Trong bối cảnh đó, công nghệ sản xuất protein nguồn gốc thực vật đơn bào (SCP) được cải tiến nhằm mục đích tìm ra giải pháp bền vững cho ngành dinh dưỡng vật nuôi cũng là nút thắt lớn nhất của ngành thủy sản hiện nay. KnipBio là một sản phẩm của công nghệ SCP, không chỉ cung cấp hàm lượng protein cao mà còn là nguồn axit amino thiết yếu và phân tử sinh học giá trị như carotenoid. KnipBio, một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được thành lập năm 2013 bởi Larry Feinberg đang cải tiến quy trình sản xuất KnipBio Meal - nguồn nguyên liệu thức ăn thủy sản mới và được đánh giá là bền vững nhất. Sản phẩm này sản xuất bằng đĩa petri (một loại đĩa cạn có nắp dùng để cấy vi sinh vật) và có nguồn gốc từ các sinh vật đơn bào.

Khi phối trộn với thức ăn thủy sản, KnipBio Meal sẽ cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho các loài thủy sản nuôi phổ biến như cá hồi, cá trout và tôm. Feinberg cho biết, sản phẩm này sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào đầu năm sau nhưng hiện đã cso rất nhiều đơn đặt hàng số lượng lớn liên tiếp gửi về Công ty. Trong tự nhiên, vi khuẩn KnipBio là một loại thực vật cộng sinh có mặt ở khắp nơi với khả năng tạo ra protein đơn bào và các phân tử sinh học khác. Nhờ sự phát triển của công nghệ gen di truyền, công nghệ sinh học, đây được coi là một công cụ đầy “uy quyền” hỗ trợ sự phát triển của ngành NTTS bền vững.

Ngoài ra, tảo cũng được coi là một SCP có thể được cấy theo quy mô thương mại trong ao hoặc bể phản ứng sinh học và thường được sử dụng trong sản xuất thực phẩm hoặc nguyên liệu mỹ phẩm, chiết xuất dầu và phụ gia dinh dưỡng. Protein tảo cũng không thua kém các loại protein thực vật quen thuộc khác từ hàm lượng nitơ cho tới các yếu tố dinh dưỡng khác. Nhưng hiện nay, tảo chưa được sử dụng rộng rãi bởi tốn kém chi phí sản xuất do cần kỹ thuật cao dù đó là một thành tựu đáng ghi nhận của công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học phát triển còn giúp các chuyên gia dinh dưỡng kết hợp protein và taurine nhằm tối đa giải pháp dinh dưỡng. Ứng dụng của công nghệ này có thể đặc biệt hữu ích suốt giai đoạn ấu trùng của cá hoặc chế độ ăn của các loại giáp xác vì chung tồn tại lâu hơn trong nước so các loại thức ăn thông thường. Taurine là một loại axit amino có trong nhiều loại sinh vật từ chim, thú, cá, thực vật đến nấm mốc và vi khuẩn và là thành phần quan trọng trong ngành dinh dưỡng thủy sản.

Cuối cùng, để đáp ứng mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng thủy sản nuôi vào năm 2030, những nguồn protein mới là hết sức cần thiết. Và nhờ kết hợp với công nghệ sinh học tiên tiến như SPC, chắc chắn sẽ tạo ra được một nguồn protein chất lượng cao, đồng đều với giá bán ổn định; đồng thời góp phần giảm thiểu sử dụng nguồn cá biển tự nhiên để tạo ra một chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững hơn trên toàn thế giới.


Related news

Nuôi tôm an toàn thực phẩm Nuôi tôm an toàn thực phẩm

Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, có giá trị kinh tế cao.Sản phẩm đầu ra ổn định có nghĩa là đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nhập khẩu

Tuesday. November 7th, 2017
Nghệ An: Nuôi tôm VietGAP thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha Nghệ An: Nuôi tôm VietGAP thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha

Nhờ áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP nên sản lượng thu hoạch đạt từ 15 tấn/ha/vụ, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.

Tuesday. November 7th, 2017
Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt Tăng cường quản lý nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt

Xử lý nghiêm những vi phạm về nuôi tôm nước lợ (thẻ chân trắng) trong vùng nước ngọt, nhất là các vi phạm về thực hiện quy hoạch và bảo vệ môi trường

Tuesday. November 7th, 2017