Công Nghệ Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh
Tiến sĩ Addison Lawrence - Một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu AgriLife Texas đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới, hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng cho ngành tôm.
Năng suất kỷ lục
Tiến sĩ Addison Lawrence cho biết, công nghệ mới - nuôi tôm siêu thâm canh trong đường máng nước xếp chồng lên nhau có thể thiết lập kỷ lục về năng suất tôm. Hiện, công nghệ mới đang trong quá trình chờ được cấp bằng sáng chế.
Mời bà con tham khảo: E-Rô-Týp (Ống Xốp) Thiết Bị Oxy Hoà Tan, Oxy Tầng Đáy Cho Ao Tôm |
Công nghệ mới này có thể sản xuất ra tôm cỡ lớn với trọng lượng 31,7gram/con, hay còn biết đến với loại tôm U15 trên thị trường và sản lượng cao kỷ lục tới 25kg/m3 nước trong điều kiện không thay và không tái sử dụng nước. Tôm được nuôi trong các đường máng nước đặt trên 4 trụ, các đường máng này có nước lưu thông với chiều sâu khoảng 13 – 18cm. Khi tôm phát triển hơn, chúng được chuyển vào máng dưới và tôm con lại được bổ sung vào máng trên. Trong khi đó, quá trình thu hoạch tôm trưởng thành ở máng dưới cũng được diễn ra. Những máng nuôi tôm được giám sát chặt 24/24 giờ bằng máy tính và có thể truy xuất nguồn gốc. Khi hệ thống vận hành ổn định có thể sản xuất tới 454.000 tấn tôm/1 acre mặt nước/năm hay 454.000 tấn tôm/2 acre mặt đất/năm.
Với tốc độ sản xuất này, Lawrence tin rằng, các nhà sản xuất tôm thương mại sẽ có tiềm năng rất lớn để tăng lợi nhuận biên của mình.
Giảm phụ thuộc vào tôm nhập khẩu
Hiện nay, các trại nuôi tôm truyền thống tại Mỹ chỉ sản xuất được 9.080 tấn tôm/acre/năm. Các nước nhiệt đới nuôi tôm quanh năm có thể sản xuất tới 27.239 tấn tôm/năm. Mỹ nhập khẩu khoảng 90% số lượng tôm tiêu thụ. Theo Lawrence, khi công nghệ mới này được áp dụng chắc chắn sẽ giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào tôm nhập khẩu. Đồng thời có tác dụng tích cực trong việc giải quyết nạn đói trên thế giới.
Đơn vị đầu tiên trên thế giới sở hữu và vận hành ứng dụng thương mại nuôi trong đường máng nước này của Lawrence là Công ty Royal Caridea của Maurice Kemp. Dự kiến Royal Caridea sẽ sản xuất khoảng 379.090 tấn tôm/năm với cơ sở nuôi rộng 18.130km2 nhưng chỉ với 15 – 20 nhân công. |
Lawrence mong muốn xây dựng những cơ sở nuôi tôm áp dụng công nghệ mới này gần các khu đô thị lớn trên toàn nước Mỹ, sản xuất và cung cấp tôm tươi cho thị trường quanh năm, chứ không phải chỉ được tiêu dùng tôm đông lạnh hay tôm tươi đã qua cấp đông.
Tôm nuôi theo công nghệ mới sẽ được bán với giá cao tại các siêu thị và nhà hàng ở New York, Chicago, Las Vegas và các thành phố khác. Nhưng điều quan trọng nhất chính là hệ thống này có thể cung cấp nguồn protein cho thế giới khi mà dân số đang bùng nổ như hiện nay.
Ống thông ký oxy E-Rô-Týp (ống xốp) |
Related news
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.
Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.