Giá / Tin nông nghiệp

Có tiền tỷ 'chớp nhoáng' nhờ vận dụng chuẩn kỹ thuật trồng cây sưa quý hiếm

Có tiền tỷ 'chớp nhoáng' nhờ vận dụng chuẩn kỹ thuật trồng cây sưa quý hiếm
Tác giả: An Dương
Ngày đăng: 10/01/2018

Kỹ thuật trồng cây sưa làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất quả thực không hề đơn giản. Bởi cây sưa là loài trồng lâu năm lại quý hiếm nên đòi hỏi người trồng cây sưa phải thực sự kiên trì.

Cây sưa vô cùng quý hiếm nên có giá rất cao vì vậy kỹ thuật trồng cây sưa không hề đơn giản. Ảnh minh họa 

Sưa là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m, sinh trưởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính.

Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3. Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.

Nhiệt độ và đất thích hợp trồng cây sưa

Cây sưa thuộc loại ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Đất trồng sưa nên dưới 30 độ, không bị ngập úng, đất không bị ô nhiễm hay nhiễm khuẩn và có độ sáng cao...

Kỹ thuật trồng cây sưa 

Kỹ thuật tròng cây sưa bằng cách gieo hạt hoặc cũng có thể trồng bầu cây. Nếu gieo hạt thời gian sinh trưởng chậm hơn nhưng tỷ lệ kháng bệnh lại cao hơn.

Trước khi đem gieo hạt sưa cần bóc tách vỏ ra bởi nếu cứ thế gieo hạt sẽ không nảy mầm được. Khi hạt cây sưa  đã bóc ra thì nên ngâm vào nước từ 1 đến 2 giờ sau đó đem gieo càng sớm càng tốt, tỷ lệ nảy mầm sẽ càng cao, tránh để lâu ngày, trường hợp bắt buộc phải để lâu ngày cần phải phơi khô và bảo quản nơi khô thoáng.

Trường hợp trồng cây sưa ở diện tích rộng, nên làm luống cao khoảng 10cm mặt luống rộng 1m rắc đều hạt lên mặt luống (mật độ 1-1,5kg/1m2) sau đó phủ 1 lớp cát mỏng lên bề mặt luống rồi dùng bình Oroa tưới nhẹ nước lên mặt luống và chờ ngày chúng mọc mầm. Sau thời gian 3 đến 4 tuần cây sưa đã mọc thành cây con thì nhổ những cây sưa khỏe mạnh đem cấy vào bầu đất và đem trồng.

Chăm sóc cây sưa 

Cây Sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc. Khi giai đoạn mới trồng cần thường xuyên chăm sóc bằng cách ngày nào cũng phải kiểm tra xem đất có khô không, chuột bọ có phá không...Nếu thời tiết nắng khô cần thường xuyên tưới bổ sung lên mặt luống một cách nhẹ nhàng. Nếu thời tiết lạnh dùng nilon bao phủ kín luống ươm. Phải đảm bảo rằng ngày nào cũng phải tưới cho cây dù ít hay nhiều tùy vào độ ẩm hay khô trên mặt luống cho cây nhanh bén dễ. 

Kỹ thuật trồng cây sưa có thể bằng cách gieo hạt hoặc bầu cây. 

Để tiết kiệm thời gian cũng như công chăm sóc bạn nên trồng vào đầu mùa mưa, tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước. Trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động được nước tưới ta có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ.

Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây, lưu ý chỉ nên bón 1 lượng rất nhỏ (Khoảng 1 thìa cà phê) cách gốc từ 5 cm. Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2 – 3 lần. Bón mỗi cây 0,1 – 0,2kg NPK (12:5:10). Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.

Cắt tỉa cành cây sưa để tạo dáng đẹp

Bởi là cây bóng mát cũng là cây lâu năm nên chúng thường mọc theo bản năng nên nếu muốn có dáng đẹp, thẳng, tán rộng đều thì nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm. Để cây sưa lên thẳng và không bị cong bị đổ bà con nên cắm cọc buộc cây sưa 2,3 năm đầu. Chỉ để cây mọc 1 thân, khi cây đạt chiều cao 3m trở lên mới cho ra cành tán...

Phòng bệnh hại cây sưa

Cây sưa sinh trưởng nhanh tạo tán cũng bởi chúng rất ít bị sâu hại lá cũng như đục thân. Đây chính là yếu tố thuận lợi giúp bà con bớt lo lắng. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng vùng mà cây có bị bệnh hay không. Nếu thấy có hiện tượng sâu ăn lá chỉ còn cách dùng thuốc bảo vệ thực vật phun. Khi phun nên đảm bảo mức độ an toàn cho cả người trồng và những môi trường xung quanh.

Thu hoạch cây sưa

Là cây lâu năm nên phải mất vài năm cây sưa mới có thể cho thu hoạch do đó người trồng sưa không nên sốt ruột. Nhưng một khi đã cho thu hoạch thì lợi nhuận từ loài cây này đem đến cực cao, có thể thu tiền tỷ mỗi đợt thu hoạch. 

Ngay từ thời xa xưa, người dân đã biết dùng gỗ sưa để làm đồ gia dụng như: giường, tủ, bàn thờ… Ngày nay, cây sưa được làm đồ mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu. Giá gỗ sưa rất đắt, từ 500.000đ/kg gỗ lõi, tính ra 1m3 có giá trị tương đương 500 triệu đồng nhưng vẫn thu hút nhiều đại gia mua về bởi ngoài giá trị kinh tế cây sưa còn có giá trị tâm linh.


Có thể bạn quan tâm

Vài bước đơn giản trồng cây thường xuân thanh lọc không khí gia đình Vài bước đơn giản trồng cây thường xuân thanh lọc không khí gia đình

Kỹ thuật trồng cây thường xuân dù không rực rỡ như nhiều cây cảnh khác nhưng nó lại có tác dụng cực tốt trong việc thanh lọc không khí trong phòng làm việc

10/01/2018
Chè mô hình cho thu nhập hơn 196 triệu đồng/ha Chè mô hình cho thu nhập hơn 196 triệu đồng/ha

Dạy nghề “Chế biến chè xanh, chè đen” năm 2017 cho lao động nông thôn địa phương tham gia học nghề.

10/01/2018
Ninh Thuận tổng kết mô hình nuôi vịt biển Ninh Thuận tổng kết mô hình nuôi vịt biển

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận tổ chức hội nghị tổng kết mô hình thử nghiệm nuôi vịt biển tại các xã Hộ Hải, Phương Hải, huyện Ninh Hải.

10/01/2018