Có Mô Hình Nuôi Đà Điểu Đầu Tiên
Ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Đại Đình, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa xây dựng 3 chuồng nuôi đà điểu rộng 6.000 m2, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng.
Lúc đầu, ông Chiến mua 7 con đà điểu giống châu Phi với giá 15 triệu đồng/con, sau đó mua thêm 30 con đà điểu 2 tháng tuổi với giá 3 triệu đồng/con nuôi lấy thịt. Đà điểu có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh dịch, tỷ lệ sống đạt hơn 90%. Từ nay đến cuối năm, ông Chiến dự định thuê 7.000 m2 đất không canh tác của người dân để mở rộng chuồng trại.
Đà điểu đã được nuôi nhiều ở huyện Kinh Môn và thị xã Chí Linh. Đây là mô hình nuôi đà điểu đầu tiên Tứ Kỳ.
Có thể bạn quan tâm
Nấm mối chỉ xuất hiện một lần trong năm vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL, do nấm càng ngày càng khan hiếm nên giá rất cao, người dân cũng không có bán.
Cánh tay bị bại liệt nhưng ông lại là chủ trang trại mía cao sản ở huyện Sơn Hòa. Niên vụ mía 2013-2014, ông là nông dân đầu tiên ở Phú Yên liên kết “4 nhà” trồng cánh đồng mía mẫu lớn áp dụng cơ giới hóa.
Ở Vĩnh Long, theo nhiều hộ nuôi cá lồng bè, bên cạnh giá cả thương phẩm giảm mạnh, giá thức ăn tăng, chất lượng giảm thì hiện người nuôi còn đối mặt vấn đề chất lượng con giống sụt giảm. Hiện tỷ lệ nuôi hao hụt rất lớn, lên đến 30 - 40% đã khiến giá thành nuôi đội lên nhiều lần.