Prices / Tin nông nghiệp

Có bộ rễ khỏe sẽ tiết kiệm phân bón

Có bộ rễ khỏe sẽ tiết kiệm phân bón
Author: Hoàng Vũ – Thanh Tuyền
Publish date: Saturday. October 30th, 2021

Bộ rễ khỏe có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, từ đó sẽ giúp giảm đầu tư về phân bón và thuốc BVTV.

Lúa có bộ rễ khỏe giúp tiết kiệm 20% tổng lượng phân bón trong cả vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ở thời điểm hiện tại thì áp lực về chi phí đầu tư đang là một nỗi lo lớn của nhà nông khi giá thành tăng vọt do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Giải pháp hữu hiệu nhất là bà con cần đề ra phương pháp tăng cường sức khỏe và kích thích cho bản thân cây lúa nâng cao khả năng hấp thu, mạnh mẽ vượt qua các yếu tố bất lợi của môi trường và tối ưu hóa chi phí. Và tất yếu để đạt được những điều này thì cây lúa rất cần có một bộ rễ khỏe mạnh.

Theo các tài liệu chuyên môn thì bộ rễ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, rễ lúa đóng vai trò hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất. Nếu như bộ rễ kém phát triển sẽ gây ra nhiều bất lợi và ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất vì cây lúa không hấp thu được dinh dưỡng nên sẽ còi cọc, yếu ớt và nghiêm trọng hơn là chết rụi. Thế nên, bộ rễ khỏe mạnh thì cây lúa mới được đẩy mạnh tất cả tiềm năng sinh trưởng và phát triển.

Vào giai đoạn đẻ nhánh khi cây lúa có một hệ rễ tốt sẽ tăng khả năng bám đất, tăng cường sức đề kháng, quá trình trao đổi chất diễn ra trong cây được đẩy mạnh và chồi hữu hiệu (chồi cho bông) được gia tăng. Nhờ những lợi ích đó mà bà con sẽ tiết kiệm được một lượng phân bón, thuốc BVTV đáng kể, giảm áp lực chi phí ở thời kỳ đầu.

Khi bước sang giai đoạn làm đòng thì một hệ rễ khỏe cũng sẽ giúp cây lúa tận dụng tốt dinh dưỡng để kích thích tiến trình phân hóa đòng được diễn ra mạnh mẽ với mục tiêu cho nhiều hạt trên nhánh gié cũng như nhiều nhánh gié trên bông nhằm gia tăng năng suất về sau. Khi lúa đang phân hóa vươn lóng để trổ thì một bộ rễ khỏe sẽ giúp cây lúa có đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình đó, giúp lúa trổ đều và nhanh hơn. Nhờ vậy, sẽ hạn chế các bất lợi do trổ kéo dài, giúp bà con quản lý bệnh hại dễ dàng hơn. Song song đó, do rễ phát triển nên bám tốt vào đất giúp hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát năng suất và chất lượng.

Lợi ích mà bộ rễ khỏe mang lại cho cây lúa không phải tự nhiên có được. Sự phát triển của bộ rễ khỏe còn tùy loại đất, điều kiện nước ruộng, giống lúa và tình trạng dinh dưỡng của cây khi được cung cấp từ đất hoặc nhờ sự chăm bón từ nhà nông.

Bên cạnh các nguồn dinh dưỡng thì nhà nông có thể sử dụng bổ sung sản phẩm sinh học “Plastimula 1SL - Tốt rễ trúng mùa” vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ lẹt xẹt để cây lúa phát triển một cách vượt bậc. Cụ thể, cây lúa sẽ tăng số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh, cho đòng to, bông bự ở thời kỳ làm đòng cũng như giúp lúa trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ khi được phun Plastimula 1SL.

Bên cạnh đó, sử dụng Plastimula 1SL còn giúp cây lúa luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và phục hồi nhanh sau các tổn thương do các yếu tố bất lợi của môi trường gây ra. Nông dân có thể sử dụng Plastimula 1SL kể cả khi cây bệnh để trợ lực cho cây lúa vì đây là sản phẩm sinh học, không phải phân bón lá và không chứa đạm.

Plastimula 1SL sẽ đáp ứng được những nhu cầu của nhà nông trong vấn đề kích thích sự phát triển toàn diện của bản thân cây lúa từ hệ rễ khỏe mạnh vượt trội. Plastimula 1SL sẽ kích thích cây lúa phát triển bộ rễ rất mạnh mẽ, ra nhiều rễ mới với nhiều rễ trắng, nhiều lông hút. Nhờ vậy khả năng trao đổi chất diễn ra trong cây được nâng cao, tăng hấp thu và tận dụng triệt để nguồn dưỡng chất trong đất. Theo kết quả thực nghiệm của Công ty TNHH TM Tân Thành cùng cơ quan chuyên môn thì sử dụng Plastimula 1SL giúp tiết kiệm 20% tổng lượng phân bón trong cả vụ. 

Với tình hình leo thang về giá vật tư nông nghiệp như hiện tại thì công dụng này của Plastimula 1SL chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con cho bài toán làm gì để giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và gia tăng lợi nhuận.


Related news

Triển vọng giống sắn KM 94 kháng bệnh khảm lá Triển vọng giống sắn KM 94 kháng bệnh khảm lá

Chỉ nửa năm trồng thử nghiệm tại Gia Lai, giống sắn KM 94 đã thể hiện khả năng kháng rất tốt với bệnh khảm lá, cho năng suất dự kiến hơn 30 tấn/ha.

Saturday. October 30th, 2021
Cánh đồng lúa Nếp hạt cau hữu cơ khiến sâu bọ 'gãy răng' Cánh đồng lúa Nếp hạt cau hữu cơ khiến sâu bọ 'gãy răng'

Đó là cách gọi hài hước của những nông dân thực hiện các mô hình trồng lúa Nếp hạt cau hữu cơ theo tiêu chuẩn '5 không' ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Saturday. October 30th, 2021
Giảm 50% chi phí phân bón - Hoàn toàn được Giảm 50% chi phí phân bón - Hoàn toàn được

Với công thức này, nông dân sẽ bón chỉ 20 kg phân hoá học và 15 kg phân hữu cơ/công/vụ, giảm được tới 50% lượng phân hoá học so với công thức chung

Saturday. October 30th, 2021