Prices / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế

Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế
Author: 
Publish date: Thursday. May 31st, 2012

Ngày 29/5, Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và tiêu thụ nấm Linh chi và một số nấm ăn tại huyện Phú Vang” (gọi chung là Dự án) do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KHCN thực hiện.

Dự án này nằm trong Chương trình chuyển giao KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi do Trung ương quản lý thực hiện trong 24 tháng từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2012, với kinh phí 3 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, Trung tâm đã xây dựng mô hình sản xuất nấm tập trung liên hoàn tại thôn Thanh Lam - Phú Đa, Phú Vang để nuôi trồng, sản xuất 4 loại giống nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ; đồng thời đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ cho cán bộ, người dân. Ngoài ra, dự án còn xây dựng mô hình sản xuất nấm phân tán trong dân cho 40 hộ thuộc 5 xã ở huyện Phú Vang. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao các mô hình nuôi trồng, sản xuất nấm trong quá trình thực hiện dự án nhằm tạo cơ hội mới cho người dân tiếp nhận, nắm bắt tiến bộ kỹ thuật mới trong quy trình nuôi trồng sản xuất nấm.

Related news

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Thursday. May 31st, 2012
Làng Cá Bè Điêu Đứng Làng Cá Bè Điêu Đứng

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

Thursday. May 31st, 2012
Thái Bình Căng Sức Chống Chọi Sâu Cuốn Lá Thái Bình Căng Sức Chống Chọi Sâu Cuốn Lá

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

Thursday. May 31st, 2012