Giá / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Dịch Heo Tai Xanh

Chủ Động Phòng Dịch Heo Tai Xanh
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/06/2012

Năm nay, Đồng Nai là tỉnh thứ hai ở phía Nam xuất hiện dịch heo tai xanh. Hiện các địa phương trong tỉnh đang ráo riết cho công tác phòng dịch. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai về các biện pháp phòng, chống dịch. Ông cho biết:


Với tổng đàn heo hơn 1,2 triệu con, nếu để xảy ra dịch heo tai xanh, thiệt hại sẽ rất lớn. Thời gian qua do giá heo xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi của tỉnh đã hạ chi phí đầu vào bằng cách giảm bớt tiêm phòng vaccine các bệnh cho heo. Do đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn heo ở các địa phương là rất cao.


* Thưa ông, trong tháng 5, tại huyện Vĩnh Cửu đã xuất hiện một số ổ dịch heo tai xanh, liệu dịch bệnh năm nay có lặp lại như năm 2010?


- So với năm 2010, năm nay dịch heo tai xanh xuất hiện sớm hơn gần 2 tháng. Năm 2010 và năm nay, huyện Vĩnh Cửu đều là nơi đầu tiên trong tỉnh xuất hiện dịch tai xanh. Song năm nay, đã có kinh nghiệm nên ngay khi xảy ra dịch các ấp đã báo cho xã để phối hợp với lực lượng thú y huyện, tỉnh bao vây ổ dịch và tiến hành tiêu hủy những con heo bị bệnh nặng. Đồng thời, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong và vùng gần ổ dịch để hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan. Năm 2012, từ người chăn nuôi đến chính quyền địa phương đều đã có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch nên tôi nghĩ dịch bệnh sẽ được khống chế tốt hơn năm 2010.


* Thưa ông, heo bị bệnh tai xanh lần này đa số là heo thịt và heo nái, có phải virus gây bệnh đã có biến thể khác?


- Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm thì virus gây bệnh tai xanh lần này thuộc loại động lực cao tương tự loại virus năm 2010 đã gây ra dịch tại địa bàn tỉnh. Heo bị loại virus động lực cao, bệnh sẽ phát triển nhanh khó chữa trị hơn và tỷ lệ bệnh nặng phải tiêu hủy cũng nhiều hơn. Triệu chứng của heo mắc bệnh thường là sốt cao, khó thở kéo dài từ 7 - 16 ngày và chết trong 5 - 15 ngày sau đó.


* Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh phải làm gì để hạn chế dịch bệnh?


- Hơn 3 năm trở lại đây, trong nước chưa khi nào hết dịch heo tai xanh. Do đó, công tác phòng chống dịch tại các huyện, thị phải chủ động và làm thường xuyên mới hiệu quả. Cụ thể, người chăn nuôi phải tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho heo, như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh và cho heo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng khả năng đề kháng. Song song với công tác tiêm phòng, người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại, các vùng lân cận và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Thực tế, các trang trại chăn nuôi áp dụng tốt các quy trình chăn nuôi trên và tiêm phòng đầy đủ rất hiếm khi xảy ra các loại dịch bệnh. Đa số dịch bệnh xảy ra ở các đàn heo không tiêm phòng đầy đủ và điều kiện chăn nuôi kém.


* Ông đánh giá thế nào khi nhiều người chăn nuôi cho rằng, giá vaccine tai xanh quá mắc và tỷ lệ bảo hộ lại không cao?


- Trước đây, chúng ta chưa phát hiện ra virus tai xanh thuộc chủng nào nên dùng loại vaccine không phù hợp dẫn đến tỷ lệ bảo hộ thấp. Còn hiện nay, chúng ta đã biết loại virus tai xanh thuộc động lực cao và sử dụng loại vaccine nhược độc JXA1-R của Trung Quốc phòng bệnh khá hiệu quả. Loại vaccine này đã được thử nghiệm phòng chống dịch tại Đồng Nai trong năm 2010 và nhiều tỉnh, thành khác trong năm 2011 khá hiệu quả. Do đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo các hộ chăn nuôi heo nên dùng loại vaccine này để phòng dịch tai xanh. Còn về giá cả, đây là loại vaccine phải nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc nên giá bán tương đối cao, khoảng 34 - 35 ngàn đồng/liều. Tuy nhiên, so với việc bỏ ra vài chục ngàn đồng mua vaccine tai xanh để tiêm phòng cho đàn heo tránh được dịch bệnh sẽ lợi hơn nhiều so với việc để xảy ra dịch bệnh phải tiêu hủy cả đàn heo.


Từ đầu năm đến nay, dịch heo tai xanh đã xảy ra ở 12 tỉnh trong cả nước. Trong đó, phía Bắc có 10 tỉnh xảy ra dịch, phía Nam dịch xuất hiện ở tỉnh Bạc Liêu và Đồng Nai. Tại Đồng Nai, dịch tai xanh xuất hiện ở một số xã của huyện Vĩnh Cửu và đều ở những ổ dịch cũ năm 2010. Để phòng chống dịch, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục tiêm phòng bổ sung cho đàn heo, quản lý chặt công tác chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn và vận động người dân áp dụng biện pháp an toàn sinh học, hạn chế người ra vào trang trại và không mua bán heo không rõ nguồn gốc


Có thể bạn quan tâm

Thử Nghiệm Thành Công Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa Thử Nghiệm Thành Công Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.

16/06/2012
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Cây Trụ Sống Ở Ia Hrú (Gia Lai) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Cây Trụ Sống Ở Ia Hrú (Gia Lai)

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

16/06/2012
Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

16/06/2012