Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh

Ngày 10-7, tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức ở TPHCM, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm từ nay đến cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các vật nuôi chứa mầm bệnh với tỷ lệ khá cao.
Vì vậy, khi tăng mật độ đàn, cùng với việc vận chuyển gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu Tết 2014 sẽ là điều kiện phù hợp để dịch bệnh xuất hiện, lây lan nếu các địa phương lơ là trong việc phòng chống.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, dịch bệnh gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, do tình trạng nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, chưa chủ động sản xuất vaccine trong nước, chủ yếu vẫn nhập khẩu…
Vì vậy, cần chuyển việc phòng chống dịch bệnh sang thế chủ động thay vì luôn bị động như thời gian qua; tổ chức lại ngành chăn nuôi, phát triển theo 2 hướng trang trại tập trung và trang trại công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.