Prices / Mô hình kinh tế

Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm

Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao Tôm
Author: 
Publish date: Friday. December 30th, 2011

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Tác dụng

- Những dòng vi sinh vật có ích trong Chế phẩm sinh học có khả năng sinh chất kháng khuẩn để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm như: vi khuẩn gây bệnh phát sáng, mòn đuôi rụng râu…

- Các vi sinh vật có trong Chế phẩm sinh học khi đưa vào cơ thể tôm qua đường thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự ăn mồi của tôm… làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, hấp thu các khí độc như NH3, H2S..., cải thiện chất lượng nước, kích thích các sinh vật có lợi khác trong ao phát triển như: sinh vật phù du, sinh vật tự nhiên có lợi.

Bên cạnh đó, những chủng vi sinh trong các Chế phẩm sinh học an toàn, không sinh độc tố hoặc gây (truyền) bệnh cho tôm và an toàn với môi trường sinh thái.

Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp tôm đạt năng suất cao

Một số lưu ý

- Sử dụng Chế phẩm sinh học phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất bởi vì một số Chế phẩm sinh học cần có thời gian “kích hoạt” trước khi được đưa vào ao nuôi tôm. Chẳng hạn, sản phẩm phải được ngâm trong nước sạch, ở nhiệt độ nước thích hợp và trong một khoảng thời gian cụ thể… (tùy từng loại) trước khi sử dụng.

- Sử dụng đúng liều lượng/đơn vị diện tích (hoặc thể tích). Không dùng liều lượng cao hơn vừa không hiệu quả lại gây tốn kém.

Chế phẩm sinh học có thành phần chính là các chủng vi sinh vật có ích như: Lactobacillus, Bacillus, Pseudomonas, các vi khuẩn phân giải nitrate, nitrite, cellulose, men Saccharomyces, các chủng nấm, hoặc của nhiều enzym…

Các Chế phẩm sinh học có thể được dùng để xử lý nước, chất thải trong ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi

- Người nuôi tôm cần theo dõi chất lượng nước và tình trạng của tôm trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học.

- Không sử dụng Chế phẩm sinh học cùng với thuốc kháng sinh, hóa chất trị bệnh cho tôm. Không dùng nhiều Chế phẩm sinh học cùng một thời điểm, sử dụng xen kẽ và cách nhau theo thời gian quy định.

- Nên sử dụng sản phẩm khi trời nắng (8-10h sáng).

- Với những sản phẩm trộn với thức ăn: không để thức ăn đã trộn với Chế phẩm sinh học quá lâu, bao bọc thức ăn bằng dầu trước khi cho tôm ăn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng.

Để xác định hiệu quả của Chế phẩm sinh học, người nuôi tôm cần đem xét nghiệm mẫu nước ao nuôi trước khi sử dụng Chế phẩm sinh học, từ đó xác định mật độ sinh vật có lợi trong ao hoặc nồng độ các khí độc. Sau khi sử dụng Chế phẩm sinh học, xét nghiệm lại nước để đối chứng. Nếu mật độ vi sinh vật có lợi tăng cao, đồng thời nồng độ khí độc giảm thấp thì có thể dùng được chế phẩm này


Related news

Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Friday. December 30th, 2011
Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

Friday. December 30th, 2011
Người “Làm Mới” Cây Hồ Tiêu Ở Vĩnh Linh Người “Làm Mới” Cây Hồ Tiêu Ở Vĩnh Linh

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

Friday. December 30th, 2011