Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" – Một phát hiện mới thần kỳ, là kết quả Công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm của Tiến sỹ khoa học Lý Trường Giang, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH Vườn Sinh Thái Nam Ninh- Quảng Tây-Trung Quốc; Cty TNHH Thương Mại Trung Việt phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Chất tăng trưởng Vườn Sinh Thái là một hỗn hợp dạng cô đặc được sản xuất bởi công nghệ Nano tiên tiến nhất hiện nay. Là sản phẩm bảo vệ môi trường sinh thái góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng với những thành phần: Nhóm sinh vật hữu ích, tinh hoa sinh vật biển phối hợp với 18 loại axit amin, có nhiều nguyên tố vi lượng và chất hữu cơ, cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao, men hoạt tính sinh thái mà động thực vật cần có trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Sản phẩm không độc hại, không có kích thích tố, không ô nhiễm môi trường, đưa lại hiệu quả nổi trội cả về lượng và chất, tỷ lệ tăng trưởng đạt từ 20-50%. Đặc tính nổi bật giúp thúc đẩy bộ rễ cây trồng, thân lá khoẻ, tăng khả năng quang hợp, tăng cao chất dinh dưỡng, hạt mẩy chín sớm, có khả năng chống rét, chống hạn và chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt cao.
Nâng cao sức đề kháng, giảm 30% lượng đạm bón cho cây, giảm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Giúp cho vật nuôi khoẻ mạnh, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu thức ăn của hệ thống tiêu hoá, giảm 10-15% chi phí thức ăn cho vật nuôi.
Sản phẩm đã đoạt nhiều giải thưởng Khoa học Công nghệ có giá trị do Nhà nước Trung Quốc cấp trong giai đoạn 2004-2006 như: Giấy chứng nhận phân bón dùng cho sản xuất nông nghiệp không gây ô nhiễm môi trường năm 2004-2006; Huy chương Vàng hội chợ triển lãm Quốc tế Đông Nam á 2005; Huy chương vàng hội trợ triển lãm Quốc tế mới, kỹ nghệ cao tại Bắc Kinh; hai năm liền 2004-2005 được Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc bình chọn là "Sản phẩm đáng tin cậy".
Sau hơn một năm khảo nghiệm và nghiên cứu trên diện rộng tại Việt Nam (do Trung tâm Nghiên cứu phân bón và Dinh dưỡng thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hoá thực hiện) đã cho kết quả vượt trội so với nhiều loại phân bón lá khác, được Bộ NN-PTNT Việt Nam cho phép nhập khẩu và lưu hành phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Kết quả cho thấy, sau khi phun sản phẩm 3 lần (10-15 ngày/lần), chi phí 30.000đ/sào, các loại rau ăn lá, ăn quả cho năng suất tăng 30-50% so với đối chứng. Đặc biệt thấy rõ, cây trồng khoẻ mạnh, sâu, bệnh hại giảm mạnh, chất lượng rau quả được cải thiện rõ rệt, đất trồng màu mỡ, tơi xốp. Đối với gà sinh sản sau khi cho uống hoặc trộn với thức ăn chất tăng trưởng 10 ngày, thấy gà khoẻ mạnh nhanh nhẹn, hoạt bát, lông mượt, bệnh tiêu chảy giảm mạnh, tỷ lệ đẻ trứng tăng lên rõ rệt.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.