Prices / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Gà Giò Trong Thời Tiết Nóng

Chăn Nuôi Gà Giò Trong Thời Tiết Nóng
Author: 
Publish date: Sunday. June 5th, 2011

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

ga-chong-nong cho ga
Cung cấp nước đầy đủ
ga-nuoi ga trong mua nong
Chuồng trại thoáng mát

Hiệu ứng stress nhiệt

Khi nhiệt độ tăng cao, các hoạt động của gà bắt đầu thay đổi, giảm cho ăn là yếu tố quan trọng để giữ an toàn cho cơ thể, giảm stress nhiệt.

Quản lý trong môi trường nuôi trong nhà

Để tạo môi trường nuôi lý tưởng, giảm tổn thất nhiệt cơ thể cho gà cần chú ý:

- Chuồng trại phải có hệ thống thông gió thích hợp khi trời nóng.

- Có hệ thống thoát không khí nhiệt thải của gà.

- Có hệ thống làm lạnh không khí vào chuồng.

Phương pháp tối ưu hiện nay là áp dụng kỹ thuật thông gió và bốc hơi kiểu đường hầm (Tunnelventilation).

Quản lý mật độ

Chỉ nên nuôi với số lượng vừa phải, nuôi quá đông sẽ làm cho lượng nhiệt trong đàn gà tăng cao.

Quản lý nước

Cần cấp đủ nước cho gà, đặc biệt là nước sạch. Mức nước cung cấp cho gà tăng 6% nếu nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C, đến ngưỡng 20 độ C, số lượng tăng trung bình 1,8 - 2 lần so với mức bình thường. Ngoài ra, cần bổ sung 8g bicacbonatnatri (sodium bicarbonate) cho 100 lít nước uống hoặc 2,5g/kg thức ăn nhất là đối với gà giò.

Về thức ăn

Nên bổ sung dưỡng chất vào thức ăn để làm tăng tính tiêu hóa cho gà như protein, axít amin.

Tăng cường mỡ và các chất carbohydrate để tăng thành phần tạo năng lượng cho gà nhằm bù mức tổn thất nhiệt.

- Tăng cường vitamin (E, D, A, C, B2) và khoáng chất giúp gà chống lại stress nhiệt.

Những chú ý khác

Khi nhiệt độ tăng, gà thường có khả năng duy trì sự cân bằng giữa quá trình sản xuất nhiệt và tổn thất nhiệt vì vậy phải giảm lượng ăn đầu vào. Theo hướng dẫn, nhiệt độ tăng 1 độ C thì giảm 1,25% thức ăn và giảm khoảng 5% trong phạm vi 32 - 38 độ C. Ngoài ra, thức ăn phải đảm bảo:

- Chất lượng tốt, dễ ăn, dễ tiêu hóa.

- Thức ăn không được lưu giữ quá 1 tuần.

- Không nên cho gà ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

- Nên cho gà ăn trong điều kiện ánh sáng vừa phải.


Related news

Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

Sunday. June 5th, 2011
Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Sunday. June 5th, 2011
Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

Sunday. June 5th, 2011