Prices / Tin nông nghiệp

Chăm sóc lúa xuân bị ảnh hưởng sau rét đậm

Chăm sóc lúa xuân bị ảnh hưởng sau rét đậm
Author: Nguyễn Xuân Thự
Publish date: Monday. April 11th, 2016

Hiện nay ở các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ có một phần diện tích lúa xuân muộn gieo mạ nền và gieo sạ tuần 2 tháng 2 do gặp rét đậm, rét hại lúa bị kìm hãm. Một trong những biện pháp quan trọng trong giai đoạn này quyết định đến năng suất vụ lúa là sử dụng phân bón cân đối, đủ lượng, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng.

Cung cấp đủ dinh dưỡng đa lượng, vi lượng

Theo kết quả nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn canh tác lúa cho thấy: Lượng dinh dưỡng cây lúa cần giai đoạn đẻ nhánh chiếm đến 85% tổng lượng dinh dưỡng cả vụ. Các yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần giai đoạn này gồm các yếu tố đa lượng NPK theo tỷ lệ (2 - 0,5 - 2) và các yếu tố trung lượng canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng như các yếu tố vi lượng kẽm, bo, sắt, đồng, coban… Nếu cung cấp đầy đủ qua phân bón thì cho năng suất cao, chất lượng lúa gạo tốt. Nếu cung cấp thiếu, không đầy đủ mất cân đối nhu cầu dinh dưỡng thì cây lúa yếu, dễ nhiều các loại sâu bệnh gây hại năng suất chất lượng mùa màng thấp.

Qua khảo sát nhiều địa phương như Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh…, nhiều bà con nông dân bón thúc đẻ nhánh cho trà lúa xuân muộn nhưng chủ yếu là đạm urê. Điều này khiến lá lúa có màu xanh đen, mềm mướt, đẻ nhánh nhiều nhưng nhánh bé, kéo dài thời gian sinh trưởng, nguy cơ lúa sẽ trỗ muộn vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 dương lịch, dễ gặp gió nóng cũng như sâu bệnh cuối vụ làm giảm năng suất. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương như Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang…, bà con nông dân được tiếp cận phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên thúc lúa của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt những vụ xuân rét.

Chất lượng lúa  ngày càng cao

Phân bón chuyên thúc lúa gồm loại ĐYT NPK 16.5.17 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 16%; P2O5 = 5%; K2O  = 17% vôi = 8%; magie = 5%; Silic = 7%; lưu huỳnh = 2% và 6 chất vi lượng kẽm, bo, sắt, coban, tổng dinh dưỡng 60%. Trong đó các chất dinh dưỡng trung lượng chiếm 22%; loại ĐYT NPK 12.5.10 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%,P2O5 = 5%; K2O = 10%, vôi = 5%; magie = 2%; silic = 4%; lưu huỳnh = 11% và 6 chất vi lượng kẽm, bo, sắt, coban… Tổng dinh dưỡng = 49% với lượng bón thúc cho lúa từ 340 - 350kg/ha 16.5.17 hoặc sử dụng 450 - 500kg/ha ĐYT NPK 12.5.10 là thoả mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh làm đòng.

Nhiều bà con nông dân cho biết, lúa được bón thúc phân chuyên dùng Văn Điển có màu lá xanh sáng, dày lá, thân cây cứng, đẻ nhánh gọn, không đẻ lai dai, nhánh thành bông cao, thời gian sinh trưởng rút ngắn từ 3 - 5 ngày so với bón một số loại phân thông thường. Nhờ đó, cây lúa trổ bông trong khung thời vụ an toàn, lúa ít sâu bệnh do khả năng chống chịu cao của cây lúa, bà con ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, lúa trổ bông nhanh, hạt mẩy, màu hạt thóc vàng như quả duối, gạo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, năng suất tăng hơn 15 - 20% so với sử dụng phân bón đơn hay phân bón NPK thông thường.

Thực tế nhiều năm qua, bà con nông dân tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Thái Nguyên… sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa trên diện tích đại trà liên tục được mùa, chất lượng lúa gạo ngày càng cao, bán được giá. Việc sử dụng  phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn giúp đất giảm độ chua, giảm rong rêu, nâng cao độ màu mỡ cho đồng ruộng.


Related news

Cà Mau có hơn 78.000 động vật hoang dã được đăng ký gây nuôi Cà Mau có hơn 78.000 động vật hoang dã được đăng ký gây nuôi

Tính đến cuối năm 2015 trong toàn tỉnh Cà Mau, tổng số loài động vật hoang dã đang gây nuôi có 16 loài với hơn 78.000 cá thể, ở 15 trại và 1.562 cơ sở nuôi. Trong đó, tổng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có 7 loài, hơn 75.000 cá thể.

Monday. April 11th, 2016
Trà Vinh tưới phun tiết kiệm nước giúp ruộng đậu phộng bội thu giữa cánh đồng khô hạn Trà Vinh tưới phun tiết kiệm nước giúp ruộng đậu phộng bội thu giữa cánh đồng khô hạn

Hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nông dân. Vậy mà tại cánh đồng ấp Sóc Chuối, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang những ruộng đậu phộng vẫn xanh tươi, vượt qua nắng hạn khô cằn nhờ áp dụng qui trình sản xuất tưới nước phun mưa tiết kiệm. Lợi nhuận thu lại từ mô hình sản xuất mới này từ 50 đến 60 triệu đồng/ha, cao gấp 1,5 lần so với qui trình sản xuất truyền thống.

Monday. April 11th, 2016
Thuần phục những đàn ong mật Thuần phục những đàn ong mật

Biết cách chia đàn, tạo chúa; chăm sóc, phòng trừ bệnh; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mật ong… Đó là những kiến thức mà nhiều nông dân (ND) xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa, Nghệ An học được từ lớp dạy nghề nuôi ong lấy mật.

Monday. April 11th, 2016