Giá / Cà phê

Chăm sóc cà phê giai đoạn đầu mùa mưa

Chăm sóc cà phê giai đoạn đầu mùa mưa
Tác giả: H.T
Ngày đăng: 06/09/2018

Kết thúc mùa nắng nóng và bước vào mùa mưa, đây là giai đoạn quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, đồng thời cành chồi cũng có sự tăng trưởng nhanh.

Đầu mùa mưa là giai đoạn quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước. Ảnh: internet

Do đó, cây cà phê trong giai đoạn này cần được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Thạc sĩ Phạm Công Trí – Trưởng bộ môn Hệ thống Nông Lâm nghiệp – Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, chia sẻ một vài lưu ý trong việc chăm sóc cà phê giai đoạn đầu mùa mưa như sau:

- Vệ sinh vườn: Nhà vườn cần tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán, tỉa bỏ những cành mọc sát đất, cành ốm yếu, mọc thành chùm… nhằm tạo sự thông thoáng để cây tập trung được ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho những cành khỏe mạnh, cho trái tốt.

- Phân cây che bóng tầng cao: Loại bỏ những tán rộng vì sẽ làm thiếu ánh sáng cho cây, trái sẽ bị rụng.

- Dọn cỏ bồn, phát cỏ băng: Để ngay khi mưa xuống, đất ẩm thì nhà vườn có thể bón phân cho cây ngay, tránh sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa cà phê và cỏ.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Đây là việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc cây vào đầu mùa mưa.

- Bón phân: Vào mùa mưa, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời rất quan trọng vì giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi nuôi dưỡng trái non và cho năng xuất ổn định, chất lượng tốt. Nhà vườn nên tăng cường lượng phân bón hữu cơ. Việc bón phân thực hiện theo nguyên tắc: đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm.

Theo đó, việc bổ sung phân bón đợt đầu tiên cho cây cà phê đầu mùa mưa rất quan trọng. Ở lần bón này phân đạm chiếm hàm lượng cao nhất, sau đó là phân lân và cuối cùng là kali.

Có thể sử dụng phân đơn hay phân hỗn hợp tùy thuộc vào nhu cầu của cà phê. Nhưng cần lưu ý phải đảm bảo phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cân đối và bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu tốt, tỷ lệ đậu trái cao, trái to, nhân chắc, làm tăng năng suất chất lượng cà phê. Nếu có điều kiện, nhà vườn có thể bón thêm phân bón lá.

Việc chăm sóc tỉa cành tạo hình, làm thông thoáng vườn cây, có biện pháp quản lý sâu bệnh hại, đồng thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu mùa mưa, sẽ giúp quả cà phê tăng nhanh về kích thước, tăng cành dự trữ cho vụ sau, tránh hiện tượng rụng trái, tăng năng xuất và chất lượng hạt cà phê.


Có thể bạn quan tâm

Bón phân NPK Ninh Bình cho cà phê Tây Nguyên Bón phân NPK Ninh Bình cho cà phê Tây Nguyên

Cà phê là loại cây trồng có nhu cầu phân bón và trình độ thâm canh cao để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt; trong đó yếu tố phân bón được xếp hàng đầu...

06/09/2018
Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) là tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây cà phê.

06/09/2018
Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Chúng thường đục cành cà phê khiến cây bị chế

06/09/2018