Giá / Cà phê

Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Trương Hồng - Phạm Thị Xuân
Ngày đăng: 30/08/2018

Rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) là tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây cà phê. Chúng phá hại các chồi lá non và quả cà phê ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.

Rệp vảy xanh hại chồi non

- Triệu chứng gây hại: Cây cà phê bị rệp vảy xanh và rệp vảy nâu gây hại thường phát triển kém và có sự xuất hiện của nhiều loài kiến và nấm muội đen. Chồi non và quả non thường bị rệp gây hại nặng và phủ kín nấm muội đen, làm giảm khả năng quang hợp của cây.

- Tác nhân gây hại: Rệp vảy xanh có hình chữ nhật góc lượn tròn, có màu vàng xanh, mình dẹt và mềm nên còn được gọi là rệp xanh mình mềm. Rệp cái trưởng thành không có cánh và chân không phát triển, trong khi rệp non có chân khá phát triển.

Rệp vảy nâu: Rệp cái không có cánh và được bọc bằng một lớp vỏ màu nâu, phồng lên hình bán cầu.

- Phát sinh, phát triển và gây hại của rệp: Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu xuất hiện quanh năm trên vườn cà phê và thường gây hại nặng trong mùa khô. Hai loại rệp này chủ yếu chích hút nhựa cây ở các bộ phận non của cà phê như lá non, chồi non và quả non.

Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Rệp tiết ra chất mật ngọt là thức ăn của kiến, ngược lại kiến làm nhiệm vụ vừa bảo vệ rệp tránh được các loài thiên địch vừa làm nhiệm vụ lây lan rệp từ nơi này đến nơi khác. Một trong những kẻ thù tự nhiên của rệp vảy xanh và rệp vảy nâu là bọ rùa đỏ (Chilocorus politus).

Một con rệp mẹ có thể đẻ 500 - 600 trứng, trứng được ấp dưới bụng mẹ và nở thành ấu trùng non trong vòng vài giờ sau đó. Giai đoạn ấu trùng của rệp kéo dài 4 - 6 tuần. Rệp trưởng thành có thể sống kéo dài 2 - 5 tháng. Rệp còn ký sinh gây hại trên nhiều loại cây ký chủ khác như sắn (khoai mì), ổi, chè, cam, quýt...

Rệp vảy xanh quan sát dưới kính lúp

- Biện pháp phòng trừ

+ Thường xuyên theo dõi sự phát sinh phát triển của rệp trên đồng ruộng để có những tác động kịp thời và hợp lý.

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của các loài kiến.

+ Thuốc hóa học bảo vệ thực vật chỉ được phun khi cần thiết và chỉ phun những cây bị rệp gây hại. Sử dụng các thuốc có hoạt chất như: Chlorpyrifos Ethyl (thuốc Mapy 48EC), Profenofos (thuốc Selecron 500 EC); Cypermethrin + Profenofos (thuốc Polytrin P 440 EC); Imidacloprid (thuốc Admire 200 OD); Spirotetramat (thuốc Movento 150 OD); Dinotefuran (thuốc Cheer 20 WP) theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ Sâu đục thân hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân hại cây cà phê hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực có nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng

30/08/2018
Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục Vàng và rụng lá cà phê: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ dẫn tới cà phê vàng lá, rụng lá, rụng trái.

30/08/2018
Bón phân NPK Ninh Bình cho cà phê Tây Nguyên Bón phân NPK Ninh Bình cho cà phê Tây Nguyên

Cà phê là loại cây trồng có nhu cầu phân bón và trình độ thâm canh cao để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt; trong đó yếu tố phân bón được xếp hàng đầu...

30/08/2018