Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết
Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.
CLB được thành lập gồm 16 thành viên với tổng diện tích canh tác là 26 ha, sản xuất lúa chủ yếu lúa cao sản ngắn ngày. CLB trồng lúa thường họp định kỳ hàng quý và đột xuất hàng tháng CLB với các nội dung phòng trừ sâu bệnh trên lúa và các biện pháp canh tác lúa theo quy trình "3 giảm -3 tăng", ứng dụng IPM trong sản xuất...Nhờ vậy, nông hộ trồng lúa đã giảm 20% thuốc BVTV như giảm thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, phun xịt trừ rầy nâu. Bón phân cân đối và bón phân theo bảng so màu lá nên tổng lượng phân bón 20% mà nâng cao năng suất đảm bảo và tăng trên 10% mà lúa lại ít đổ ngã, tỉ lệ hạt gạo đẹp đạt cao, ít bị vỡ hay rạn nứt.
Anh Nguyễn Văn Thôn (Năm Thôn), chủ nhiệm CLB trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước cho biết nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục BVTV và Trạm Khuyến nông huyện, Công ty Giống Tiền Giang và sự trợ giúp của Công ty Bayer Việt Nam, các thành viên CLB được chia sẻ học tập những tiến bộ KHKT và thành lập CLB trên nền tảng vững chắc. Nhờ vậy, lúa sản xuất làm ra hướng tới an toàn, bình quân năng suất lúa trung bình trong năm từ trên 6,5 tấn/ha (vụ Đông-Xuân năng suất từ 7-8 tấn/ha, Hè-Thu từ 6 tấn/ha, Thu - Đông là trên 6 tấn/ha).
Các thành viên trong CLB còn cho biết nông dân trồng lúa an toàn cho công Giống Tiền Giang cho vụ Đông - Xuân với các giống: OM 5954, OM6161, OM4374, OM8323. Với kinh nghiệm từ thực hành và thường thường rèn kỹ năng nói qua sinh hoạt nhóm nên CLB có 6 thành viên tham dự cuộc thi "triệu phú Bayer" vòng đầu đều vượt qua đạt kết quả cao.
Vừa sản xuất lúa an toàn vừa quan tâm trợ giúp nhau với tinh thần láng giềng, các thành viên CLB thường trợ vốn giúp cho anh, em có hoàn cảnh khó khăn như mượn vốn xoay vòng không lãi suất, đầu vụ cấy dần công đầu vụ và cuối vụ hỗ trợ nhau thu hoạch lúa. CLB hiện đã trang bị 4 cái máy cày tay, 2 máy phóng và 2 máy cắt xếp dãy, 10 máy xịt thuốc để phục vụ cho tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn; tuy nhiên, nếu được Nhà nước hỗ trợ mua máy sạ hàng, máy Gặt đập Liên hợp thì CLB sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất lúa an toàn, xuất khẩu.
Related news
Xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) được xem là “cái nôi” của nghề nuôi cá bởi địa phương có dòng sông Bảo Định chảy qua cung cấp nước ngọt quanh năm. Nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước mương, vườn sẵn có và đầu tư đào ao nuôi cá các loại, trong đó chủ lực là con cá tai tượng bởi ít tiêu tốn thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định công tác quản lý giống thuỷ sản là vấn đề trọng tâm, ngay từ đầu vụ sản xuất, Tổng cục Thủy sản đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng đàn thủy sản bố mẹ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, chỉ đạo các địa phương kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất giống. Qua đó, tình trạng tự gia hóa tôm thẻ chân trắng bố mẹ ở một số doanh nghiệp đã được phát hiện và chấn chỉnh.
Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Điều đáng lưu ý là ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.