Cấp Cá Giống Cho Các Huyện Miền Núi
Trong hai tháng 5 và 6/2013, các Trạm Khuyến nông ở huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt cấp cá giống cho các hộ dân trong vùng gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Điển hình, Trạm Khuyến nông huyện Quỳ Châu đã cấp cá cho 6 xã với tổng trọng lượng cá là 1100 kg, trong đó xã Châu Thuận 160 kg, xã Chây Thắng 180 kg, xã Châu hội 190 kg, xã Châu Hoàn 150 kg, xã Châu phong 250 kg, xã Diên Lâm 170 kg… Các loại cá được cấp cho dân chủ yếu là một số loài cá truyền thống như: cá mè, trôi, trắm, chép... và được sản xuất từ các trại sản xuất giống đảm bảo chất lượng như Trung tâm sản xuất giống Yên Lý, Hợp tác xã giống thuỷ sản Đô Lương.
Trong chương trình này, Nhà nước đã hỗ trợ 70% chi phí con giống, người dân đối ứng 30% còn lại và chịu phí vận chuyển cá. Chương trình này đã giúp bà con nông dân có hướng sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt trên địa bàn các huyện miền núi, tạo công ăn việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ dân đang găp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.
Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 4013/VPCP-KTTH đồng ý với đề nghị miễn thuế xuất khẩu mặt hàng da trăn nuôi và giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.