Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ
Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Con giống chất lượng là đối tượng cả ngành chức năng và người dân trong tỉnh quan tâm, tìm kiếm, đặc biệt là những hộ nuôi tôm công nghiệp. Vai trò của con giống quyết định trên 60% tỷ lệ thành công của vụ nuôi.
Để đáp ứng nhu cầu của nông dân, một số đối tượng kinh doanh giống, trại giống tìm đủ mọi cách để bán tôm bị nhiễm bệnh, mà đáng lẽ ra loại tôm này phải xử lý và xả bỏ theo quy định của ngành chức năng.
“Ở ấp có khoảng 20 hộ thả loại tôm thẻ này với số lượng khoảng 2 triệu con post, 1 ha khoảng 100-200 con post, lái chở tôm tới chỗ với giá chỉ 25 đồng/con. Khi chào hàng, thương lái giới thiệu con thẻ được thả trong vuông sẽ ăn chất dơ, cặn bã trong vuông, nhưng một số hộ thả 5-10 ngày đã chết, có hộ cầm cự được 20-30 ngày tôm cũng chết”, anh Trần Thanh Bình, nông dân ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết.
Anh Lê Minh Tài, ấp Trương Thoại, nhận định, do được chào hàng với giá 25 đồng/con post, anh nghĩ là giống thẻ đuôi đỏ là loại thẻ thiên nhiên trên vùng sông biển Cà Mau hiện hữu từ bao đời nay, nuôi mau lớn, có thuần độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi.
Vì thế, anh mua 200.000 con, thả được 30 ngày đã bị bệnh đỏ thân, không thu hồi được vốn. Xem kỹ lại thì mới biết đó là tôm thẻ chân trắng bình thường chứ không phải là đối tượng khác.
Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đối tượng thẻ chân trắng mà các thương lái bán với giá 25 đồng/con thì không có cơ sở sản xuất giống nào tồn tại được, bởi giá tôm bố mẹ nhập về từ các nước cao, chi phí sản xuất cao nên giá bán ra cho dân không thể rẻ như vậy.
Đây là hình thức kinh doanh tôm giống trái pháp luật, cần được lên án và có hình phạt thích đáng để hạn chế rủi ro cho người dân. Bằng cách gán cho con tôm thẻ chân trắng cái tên khác và đưa về những nơi người dân ít hay thiếu thông tin, đáng ngại hơn, loại tôm giống này được bán với giá chênh lệch 50 đồng/con so với tôm chất lượng hiện nay.
Nếu không cảnh giác, rất có thể người nuôi tôm phải ôm nợ vì loại tôm giống này. Đáng lo ngại hơn, nó sẽ mang mầm bệnh về đồng đất yên lành mà con tôm sú ngự trị từ nhiều năm qua.
Có thể bạn quan tâm
Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.
Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.
Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.