Giá / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Dồn Điền, Đổi Thửa Của Hà Nội

Kinh Nghiệm Dồn Điền, Đổi Thửa Của Hà Nội
Tác giả: 
Ngày đăng: 03/04/2012

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.

Khi dồn điền, đổi thửa được, sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi. Mặt khác, việc dồn điền, đổi thửa cũng sẽ giúp quy hoạch được đồng ruộng, chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và cơ giới hoá trong nông nghiệp được thuận lợi... "Do đó, có thể khẳng định, vai trò của việc dồn điền, đổi thửa có tác động trực tiếp và gián tiếp lên tất cả các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới" - ông Cương nhấn mạnh.

Với cách nhìn nhận đó, đến nay Hà Nội đã tiến hành dồn điền, đổi thửa được trên 157.000ha, tập trung ở các huyện như Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức... Qua đó, Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm như:

+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy được mục đích, ý nghĩa để hưởng ứng, đồng tình và tích cực tham gia việc dồn điền, đổi thửa tạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

+ Cán bộ cơ sở, nhất là đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền, đổi thửa.

+ Có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới.

+ Hỗ trợ đủ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.

+ Phải hoàn chỉnh việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính kịp thời, đúng với thực tế khi dồn điền, đổi thửa; tiến hành thu lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ sau khi thực hiện xong dồn điền, đổi thửa.

+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch, nguyên tắc một cách cụ thể, trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ứng Dụng Kỹ Thuật, Công Nghệ Mới Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

03/04/2012
Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ Tỷ Phú Cá Lăng Đuôi Đỏ

Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

03/04/2012
Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái? Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái?

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

03/04/2012