Cảnh Báo Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Điều Sang Trung Quốc
Theo đó, hiện tại các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam của Hiệp hội Điều Điện Bạch (Quảng Đông, Trung Quốc) đã không dám mua hàng với lý do là hàng tồn kho giá cao còn nhiều trong khi nguồn hàng xuất khẩu từ phía Việt Nam có một số doanh nghiệp bán lại quá rẻ, chỉ khoảng 7,3 USD/kg cho loại WW320. Như vậy, tính ra các doanh nghiệp phía Trung Quốc sẽ bị lỗ nặng.
Do đó, họ không dám mua hàng mới mà chờ tiêu thụ xong lượng hàng tồn kho mới tính đến chuyện tiếp tục mua. Trước tình hình trên, Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị, các doanh nghiệp phải cân đối thật kỹ lưỡng khi bán hàng nhằm tránh tổn thất chung cho ngành điều Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hiệp hội Điều cũng đề nghị hội viên không nên bán hàng dưới mức giá 7,8 USD/kg cho mã hàng WW320.
Ngoài ra, khi bán hàng sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp nên tham khảo giá cả của một số doanh nghiệp lớn và nhóm doanh nghiệp của tỉnh Long An, bởi nhóm doanh nghiệp này có chất lượng hàng hóa đồng đều và giá cả khá tốt từ trước đến nay đối với thị trường Trung Quốc. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 146 triệu USD, xếp sau Mỹ và Canada.v
Có thể bạn quan tâm
Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình
Ông Quang là người tiên phong trong sản xuất kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ tôm ở huyện U Minh. Ông Quang cho biết, vụ nuôi tôm thứ hai sau chuyển dịch ông đã cấy thử 3 công lúa. Vụ này, do chưa có kinh nghiệm trong khâu rửa mặn nên lúa không sống được. Ông vẫn quyết tâm thực hiện cho kỳ được
Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay chế biến từ các cơ thể chuyển gen (GMO- genetically modified organisms). Việc chuyển các gen có lợi vào cây trồng hay vật nuôi là một thành tựu vĩ đại của kỹ thuật di truyền (genetic engineering). GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...