Canada Cảnh Báo Enrofloxacin
Giữa tháng 7/2011, Thương vụ Việt Nam tại Canađa cho biết, Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canađa (CFIA) đã kiến nghị không cho phép NK cá tra, basa philê đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong các lô hàng vượt quá mức 0,06 ppb cho phép trong thủy sản.
Thủy sản hiện là mặt hàng XK lớn thứ 3 trong số các mặt hàng XK chính của Việt Nam sang Canađa. 6 tháng đầu năm nay, Canađa là một trong những thị trường chính NK thủy sản của Việt Nam sau EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông, ASEAN. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã XK hơn 11,55 nghìn tấn thủy sản trị giá khoảng 63,2 triệu USD sang Canađa, trong đó có gần 6.900 tấn cá tra, basa, trị giá 21,42 triệu USD.
Tuy nhiên, từ ngày 20/6/2011, khi Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canađa (CCPSA) có hiệu lực thì việc XK thủy sản sang thị trường này bị ảnh hưởng.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, ngoài Chloramphenicol, Trifluralin... Enrofloxacin là chất đang bị cảnh báo nhiều nhất tại các thị trường NK và lần đầu tiên Canađa cảnh báo về dư lượng hóa chất này trong các lô hàng cá tra, basa NK từ Việt Nam.
Trước đó, liên tiếp từ đầu tháng 3 đến tháng 6/2011, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản kiến nghị về việc kiểm soát sử dụng Enrofloxacin tại các địa phương.
Tại thị trường Nhật Bản, trong tuần đầu tháng 6/2011, hệ thống cảnh báo NK của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo phát hiện 2 lô hàng tôm NK từ Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép, trong đó có 1 lô chứa dư lượng Enrofloxacin ở mức 0,03 ppm. Kể từ ngày 10/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin từ 30% số lô hàng tôm lên mức 100%. Ngoài ra, tại EU, Cơ quan thẩm quyền Đức, Italia cũng cảnh báo 4 lô hàng cá tra NK từ Việt Nam có dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos.
Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản mới nào bổ sung, thay thế Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ NN và PTNT ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Và tại thời điểm này, Enrofloxacin vẫn có tên trong Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong kinh doanh, sản xuất thủy sản với hàm lượng giới hạn là 0,1 ppm.
Trước tình hình này, DN XK thủy sản đang rất lo lắng bởi họ không thể kiểm soát được Enrofloxacin trước khâu chế biến, trong khi hóa chấ tnày vẫn được lưu hành tại các địa phương. DN phải đầu tư vào khâu tự kiểm nhưng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của họ
Related news
Ngày 10.6, lần đầu tiên UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động phong trào xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) cho một huyện là Đơn Dương. Đây là huyện duy nhất trong tỉnh Lâm Đồng được chọn làm điểm để xây dựng NTM...
Đến nay, một số hộ nông dân ở xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã thực hiện thành công mô hình trồng chanh không hạt (có xuất xứ từ tỉnh Bến Tre).
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống.