Giá / Mô hình kinh tế

Cần Quan Tâm Hơn Đến Người Trồng Lúa

Cần Quan Tâm Hơn Đến Người Trồng Lúa
Tác giả: 
Ngày đăng: 14/06/2012

Đó là kiến nghị của các đại biểu tại Hội nghị giao ban khu vực miền Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2012 tại TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 11.6 do Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch chủ trì.

Nông dân khó tiếp cận vốn vay ưu đãi

Đa số các đại biểu đều cho rằng, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

ND khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để sản xuất.

Cụ thể là Nghị quyết 26 của Hội nghị lần thứ 7 (khóa X) về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn", Kết luận 61 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp NDVN giai đoạn 2010 - 2020”, Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020”, nhưng ND chưa được hưởng lợi nhiều.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong - Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang, điệp khúc "được mùa mất giá, mất mùa được giá" cứ đeo bám người ND ĐBSCL, gây khó khăn không ít đến đời sống và sản xuất của ND nên khoảng cách thu nhập của ND với các thành phần khác trong xã hội ngày càng cách biệt.

Theo ông Võ Văn Đời - Chủ tịch Hội ND TP.Cần Thơ, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đầu ra của nông sản thì bấp bênh; đất nông nghiệp bị lấy làm khu công nghiệp làm ND bức xúc. Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Cà Mau cho rằng, cái khó của ND hiện nay là khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng theo Nghị định 41. Nguồn vốn ưu đãi chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp, còn ND không được hưởng lợi tí nào….

Hỗ trợ trực tiếp cho nông dân

Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, để giúp ND tháo gỡ khó khăn, cán bộ hội phải "gần gũi để dân thương, gương mẫu để dân trọng, năng động để dân nhờ". Ông Võ Văn Đời kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ND, tạo điều kiện thuận lợi cho ND tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất.

Ông Phạm Minh Hùng - Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An đề nghị, Nhà nước phải giúp ND tháo gỡ những khó khăn về “đầu vào” của sản xuất, “đầu ra” của sản phẩm; có cơ chế hỗ trợ cụ thể như: Hỗ trợ giá xăng dầu, giá lúa, vốn vay ưu đãi, giá vật tư nông nghiệp...

“Để giúp ND tháo gỡ khó khăn, cán bộ hội phải "gần gũi để dân thương, gương mẫu để dân trọng, năng động để dân nhờ".

Ông Nguyễn Thanh Phong

Bà Lê Bích Chi - Phó Chủ tịch Hội ND Trà Vinh kiến nghị, T.Ư Hội nên giữ vững các chương trình phối hợp với doanh nghiệp để hỗ trợ cho nông dân như: Chương trình trang bị máy vi tính cho 13 tỉnh trồng lúa ĐBSCL, Chương trình “Vững bước cho ngày mai”, Chương trình “Cho lúa thêm bông”...

Ông Nguyễn Văn Chức - Phó Chủ tịch Hội ND Sóc Trăng đề nghị, T.Ư Hội cần rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, để tỉnh sớm có cơ sở vật chất đào tạo nghề tại chỗ cho nông dân. Nên tham mưu cho Ban tổ chức Trung ương Đảng về biên chế, tổ chức của Hội ND từ tỉnh đến cơ sở, để đảm bảo có nguồn lực phục vụ cho công tác Hội và phong trào nông dân…

Kết thúc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hà Phúc Mịch tiếp thu kiến nghị của các tỉnh, thành Hội, đồng thời lưu ý các tỉnh, thành cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Hội ND từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đúng theo thời gian quy định; tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của các dự án...


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

14/06/2012
Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

14/06/2012
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

14/06/2012