Prices / Tin thủy sản

Cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn bột cá thấp

Cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn bột cá thấp
Author: Dũng Nguyên (Theo Intrafish)
Publish date: Wednesday. November 27th, 2019

Nuôi trồng thủy sản bùng nổ, giá bột cá leo thang và khan hiếm đã trở thành rào cản lớn với ngành dinh dưỡng thủy sản. Công cuộc tìm kiếm nguyên liệu thay thế là nhiệm vụ quan trọng nhất với ngành Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm.

Prosaf giúp nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn trên tôm

Thách thức kháng ôxy hóa

Các thành phần thức ăn từ thực vật có tiềm năng thay thế một phần bột cá trong thức ăn thủy sản bởi nguồn cung sẵn có và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, một số loại ngũ cốc đang được sử dụng làm thức ăn nuôi tôm hiện nay lại có nhiều nhược điểm, điển hình nhất là khả năng tiêu hóa kém.

Các nguồn protein thực vật, như đậu tương, hạt hướng dương, hạt cải… có hàm lượng xơ cao và chứa các thành phần kháng ôxy hóa (ANFs). ANFs là các hợp chất sinh học làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến vật nuôi ăn kém hơn được hình thành từ các phân tử gồm chất ức chế proteinase, saponin và chất kháng vitamin alkaloloid.Những hợp chất này có thể gây hại tới tăng trưởng của tôm vì làm mất hoạt tính của các enzyme tiêu hóa dẫn đến tiêu hóa thức ăn kém hơn (Bora, 2014). Thực chất, do hàm lượng xơ cao cộng với sự hiện diện của các thành phần kháng dinh dưỡng (ANFs) là nguyên nhân chính làm cho vật nuôi chán ăn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới FCR và cuối cùng làm giảm hiệu suất tăng trưởng của tôm.

Nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn

Để giải quyết những hạn chế của các khẩu phần ăn chứa thành phần thực vật khi thay thế bột cá trong nuôi tôm, hãng Phileo Lesaffre đã phát triển phụ gia thức ăn có tên gọi Prosaf. Đây là một nấm men chất lượng cao chiết xuất từ quá trình nuôi cấy sơ cấp nấm men Saccharomyces cerevosiase có trong bánh mỳ, còn gọi là nấm men bánh mỳ.

Phụ gia thức ăn Prosaf được sản xuất theo một quy trình được chuẩn hóa: sau khi lên men, nấm men được tự phân qua xử lý nhiệt, tiếp đến được ly tâm để tách chiết xuất tế bào ra khỏi thành tế bào. Thành tế bào được loại bỏ, các mảnh của lớp trong thành tế bào được phân lập để sau đó sử dụng như một sản phẩm chất lượng cao có thể hòa tan. Phụ gia thức ăn Prosaf chứa hàm lượng protein rất cao (63%), hầu hết gồm các axit amin tự do và các peptide kích thước nhỏ, mang hoạt tính sinh học cao và có thể dễ dàng, nhanh chóng được hấp thụ bởi tôm sau khi tiêu hóa. Thực vậy, 95% thành phần của Prosaf  là các phân tử nhỏ hơn 3,6k Dalton; 45% trong số này là các phân tử thậm chí nhỏ hơn 1,9k Dalton. Ngoài ra, Prosaf rất giàu nucleotide (7,7%) có nguồn gốc từ thành phần tế bào nấm men, giàu lysine, threonin và các axit amin khác vốn bị hạn chế trong các loại thức ăn có thành phần thực vật. (Hình 1).

Để đảm bảo hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả, các chuyên gia đã đánh giá khả năng tiêu hóa của Prosaf và các axit amin thiết yếu trong một thử nghiệm về độ tiêu hóa do Sparos Lda, Bồ Đào Nha thực hiện. Họ đã tiến hành xây dựng 2 thử nghiệm in vivo về khả năng tiêu hóa bằng cách sử dụng yttrium oxide làm chất chỉ dẫn bên trong, cho tôm ăn theo khẩu phần tham khảo gồm một trong các thành phần thử nghiệm theo tỷ lệ bổ sung 20%: Prosaf, bột cá, khô dậu, hoặc khô cải. Kết quả cho thấy, Prosaf có khả năng tiêu hóa cao với hệ số tiêu hóa biểu kiến (ADC) của protein, năng lượng, và lipid tương tự như ở chế độ ăn bột cá, và cao hơn rất nhiều so với ADC của khô cải.

Khả năng tiêu hóa của các axit amin thiết yếu trong Prosaf cũng được đánh giá trong một thử nghiệm in vivo tương tự. Kết quả đã chỉ ra, khả năng tiêu hóa của những axit amin thiết yếu trong Prosaf thường vượt 95% và tương tự như kết quả đã được ghi lại trong khẩu phần ăn chứa bột cá, với ngoại lệ là Methionine và Cysteine - 2 axit amin chứa sulfur thường bị hạn chế trong các khẩu phần ăn chứa thực vật.

Các đánh giá về dinh dưỡng và năng lượng cho thấy ADC của tất cả axit amin thiết yếu ngoài Cysteine trong khẩu phần ăn bổ sung Prosaf cao hơn đáng kể so với khẩu phần ăn chứa khô cải.

Hình 1

Cải thiện khả năng tiêu hóa protein

Một nghiên cứu in vivo bổ sung thực hiện tại Đại học Prince of Songkla, Thái Lan để đánh giá tác động của Prosaf tăng dần trong khẩu phần ăn chứa ít bột cá (5%) lên khả năng tiêu hóa tổng thể. Khi bột cá giảm từ 15% xuống 5%, khả năng tiêu hóa protein giảm rõ rệt nhưng khi bổ sung chiết xuất nấm men vào khẩu phần ăn ít bột cá, thì khả năng tiêu hóa protein lại được cải thiện đáng kể.

Cụ thể, bổ sung 0,5% Prosaf vào khẩu phần ăn chứa ít bột cá đã làm tăng đáng kể khả năng tiêu hóa protein với mức tương đương khẩu phần ăn chứa nhiều bột cá ở nghiệm thức đối chứng. Ngoài ra, tăng hàm lượng Prosaf lên 1,5 - 2,5% cho khẩu phần ăn ít bột cá thì khả năng tiêu hóa protein cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng.

Những kết quả ở hai thử nghiệm khoa học trên đã chứng tỏ bổ sung phụ gia thức ăn Prosaf chính là một giải pháp bền vững, tự nhiên để nâng cao khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và tăng năng lượng cho các khẩu phần ăn chứa ít bột cá trong nuôi tôm. Prosaf đã nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn và thúc đẩy sự phát triển của tôm, giúp ngành Nuôi trồng thủy sản giải quyết được các thách thức liên quan đến bột cá.


Related news

Phát triển thủy sản Việt Nam: Xử lý 2 điểm yếu cốt tử Phát triển thủy sản Việt Nam: Xử lý 2 điểm yếu cốt tử

Ngày 25.12, tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ 2015 và triển khai kế hoạch 2016 của Tổng cục Thuỷ sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo, phải tập trung kiên quyết xử lý dứt điểm 2 điểm yếu cốt tử là khả năng cạnh tranh và tính bền vững cho ngành thuỷ sản.

Wednesday. November 27th, 2019
Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn định Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn định

Năm 2015, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Tiền Giang là 14.767 ha, tăng 1.633 ha so với năm 2010; tỉnh có 1.149 tàu đánh bắt thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng năm 2015 ước tính là 242.800 tấn, tăng bình quân 3,9%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.

Wednesday. November 27th, 2019
Sản lượng nuôi thủy sản toàn tỉnh Quảng Trị năm 2015 ước đạt 8.429 tấn Sản lượng nuôi thủy sản toàn tỉnh Quảng Trị năm 2015 ước đạt 8.429 tấn

Năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Quảng Trị là 3.255 ha, trong đó diện tích nuôi thủy sản mặn, lợ 1.060 ha (tôm sú 371 ha, tôm thẻ chân trắng 656 ha, nuôi xen cua xanh - tôm sú 33 ha); cá nước ngọt 2.195 ha.

Wednesday. November 27th, 2019