Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao
Phương pháp này được triển khai tại hai xã Thái Giang, huyện Thái Thụy và xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình, phương pháp mới cho phép trồng khoai tây trên tất cả chất đất khác nhau kể cả chân đất thịt nặng.
Nông dân không phải làm đất mà chỉ cần tạo luống rồi tận dụng rơm rạ, mùn, trấu và các sản phẩm thừa của thực vật phủ dầy mặt luống thay vì phải làm đất vun cao luống như cách làm truyền thống.
Cách thức này sẽ giảm được trên 40% ngày công lao động cũng như giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tận dụng tối đa nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Đặc biệt, trồng khoai tây bằng phương pháp này còn cho năng suất trung bình trên 22 tấn/ha, cao hơn từ 5-10% so với trồng bằng phương pháp truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở hai địa phương trên, trong vụ đông năm nay, tỉnh Thái Bình đã kịp thời điều chỉnh cơ cấu cây vụ đông theo hướng mở rộng diện tích cây ưa lạnh, trong đó chủ lực là cây khoai tây với diện tích trên 4.500ha.
Related news
Phát triển hệ thống sản xuất được chứng nhận theo tiêu chẩn UTZ (tương đương GlobalGAP) là một trong những hoạt động tiền đề cho việc phát triển ca cao có năng suất, chất lượng hơn, hướng đến sản xuất hữu cơ và thương mại công bằng.
Năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở KHCN Hải Dương) tiếp tục hỗ trợ giống thanh long ruột đỏ và kinh phí làm trụ ở 2 xã: Bắc An và Hoàng Tiến (Chí Linh).
Ngày 20 tháng 4 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã tiến hành đánh giá các mô hình nuôi trồng thủy sản tại điểm tái định cư xã Mường Giàng.