Giá / Tin thủy sản

Cách cho tôm ăn hiệu quả khi nhiệt độ xuống thấp

Cách cho tôm ăn hiệu quả khi nhiệt độ xuống thấp
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 02/03/2022

Hỏi: Làm sao để cho tôm ăn hiệu quả khi nhiệt độ xuống thấp? (Phạm Minh Triệu, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa)

Trả lời:

Thông thường, do tính ăn của tôm sẽ giảm đi đáng kể khi nhiệt độ hạ xuống thấp nên lượng thức ăn cung cấp cho tôm cũng không cần thiết ở mức đúng như nhu cầu ở các vụ khác trong năm. Thêm vào đó, sử dụng phương pháp cho ăn nhiều lần trong ngày ở nhiều thời điểm khác nhau cũng là cách để người nuôi kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn cho tôm.

Nhiệt độ thấp làm suy giảm hoạt động của hệ vi sinh đường ruột và các enzyme, nên người nuôi cần lưu ý bổ sung các sản phẩm probiotics hay prebiotics để duy trì và thúc đẩy các yếu tố nêu trên. Ngoài ra, sự phát triển của vi sinh đường ruột có lợi sẽ giúp tôm hạn chế mắc các bệnh đường ruột và các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác. Các yếu tố tăng cường miễn dịch cũng nên được thường xuyên bổ sung trong thức ăn của tôm chẳng hạn như các loại vitamin và một số chiết xuất thảo dược.

Khoáng chất cũng nên được bổ sung nhưng ở mức độ vừa phải vì tôm sẽ có tốc độ lột xác chậm hơn vào mùa Đông. Ngoài các lưu ý về quản lý thức ăn, người nuôi cũng cần có những sự chuẩn bị và duy trì nguồn nước hợp lý sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh.

Hỏi: Tôi đang nuôi 2 ao cá chép thương phẩm, nhưng mấy hôm trời rét đậm rét hại cá trong ao có biểu hiện của bệnh virus mùa xuân, cá chết khá nhiều. Xin hỏi cách xử lý bệnh hiệu quả? (Vũ Văn Phong, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên)

Trả lời:

Bệnh virus mùa xuân do virus Rhabdovirus gây ra là bệnh thường gặp ở cá chép khi nhiệt độ nước dưới 20 độ C. Hiện nay, đã có vaccine điều trị bệnh này nhưng hiệu quả còn thấp và chi phí điều trị cao. Để giảm thiệt hại, người nuôi cần chú ý áp dụng các biện phòng bệnh từ ban đầu và trong suốt quá trình nuôi. Kiểm soát tốt nhiệt độ trong quá trình nuôi: ổn định, trên 22 độ C.

Khi phát hiện cá bị bệnh, nên xử lý môi trường nước ao bằng BioIodine với liều lượng 1 lít/5.000 m3 nước ao nuôi; hoặc Vicato 1/3.000 m3 nước ao, hoặc dùng Formalin, Ozone, Chlorine (500 ppm/10 phút). Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn như: Amoxicillin liều lượng 2 g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày. Lưu ý, ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày thứ nhất. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không tiêu diệt virus mà tiêu diệt các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể gây bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý phòng chống rét cho thủy sản nuôi Những lưu ý phòng chống rét cho thủy sản nuôi

Nhiệt độ xuống thấp, kéo dài, cơ quan chức năng đã có khuyến cáo kịp thời với người dân để phòng chống rét cho thủy sản nuôi.

02/03/2022
Phát triển công cụ di truyền hỗ trợ nuôi tôm hùm Phát triển công cụ di truyền hỗ trợ nuôi tôm hùm

Tôm hùm châu Âu (Homarus gammarus) là một loài giáp xác lớn, với chiều dài cơ thể có thể lên đến 60 cm và nặng tới 5 – 6 kg

02/03/2022
Cách chăm sóc khi tôm lột xác Cách chăm sóc khi tôm lột xác

Khi tôm lột xác thì nên chăm sóc như thế nào cho đúng để giảm thiệt hại và giúp tôm nhanh hồi phục?

02/03/2022