Cách Chăn Nuôi Lợn Hiệu Quả
Mấy năm gần đây mô hình chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Đức Thuận, thôn Ao Vệ, xã Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) cho lợi nhuận khá cao và ổn định. Cách làm của anh là mua lợn sữa, bán lợn con.
Anh Thuận cho biết, trước đó anh cung cấp lợn con cho bà con trong xã, trong huyện theo hình thức “buôn chuồng đổ chuồng”, tức là mua lợn con từ nhà này bán luôn cho nhà kia.
Nhưng qua một thời gian, nhận thấy kiểu buôn bán này có nhiều rủi ro như lợn con chưa được tiêm đủ các loại vắc xin nên dễ mắc bệnh chết, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục đàn của người mua và uy tín của chính mình. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ thú y xã và qua sách báo, truyền thông, anh quyết định làm theo mô hình mới.
Anh đến các trang trại lợn lớn tại Phú Thọ, Thái Nguyên mua lợn sữa từ 5 kg đến 13 kg, sau đó về nuôi vỗ từ 7 đến 10 ngày. Trong 10 ngày này, anh tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn, sau đó mới xuất bán cho các trang trại lớn ở Lâm Bình, Nà Hang, Chiêm Hóa...
Theo anh Thuận, 3-4 năm nay chăn nuôi lợn theo cách này, gia đình anh giữ được chữ tín với những người chăn nuôi. Cách làm này cũng không khiến gia đình anh phải lao đao với giá lợn hơi lúc lên lúc xuống, vì giá lợn con tương đối ổn định và thường cao hơn.
Bên cạnh cách nuôi lợn sữa, bán lợn con, gia đình anh Thuận còn tập trung nuôi lợn thịt nhưng chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 để xuất bán trong dịp Tết. Riêng trong năm 2013, gia đình anh xuất bán hơn 15 tấn lợn thịt và lợn con, tổng thu nhập đạt gần 500 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ khiến nhiều hộ nuôi tại khu vực ĐBSCL phấn khởi khi thả vụ mới. Tuy nhiên, chất lượng con giống vẫn khiến hàng trăm hộ lo lắng.
Xã Ngư Thủy (Lệ Thủy- Quảng Bình) anh hùng thời chống Mỹ với đội nữ pháo binh cả nước biết đến. Bây giờ, Ngư Thủy được chia thành 3 xã gồm: Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỷ Nam. Có lẽ cả dải đất ven biển nước Việt, ít có vùng nào lại nuôi cá nước ngọt như ở đây.
Từ nay đến tháng 11-2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ được tỉnh Thái Nguyên giao triển khai Dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ nuôi cá Tầm” với kinh phí thực hiện là trên 200 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo đó, khu vực được lựa chọn để nuôi cá tầm là vùng nước lạnh thuộc các xã nằm ven dãy núi Tam Đảo của huyện.