Prices / Tin thủy sản

Cách chăm sóc khi tôm lột xác

Cách chăm sóc khi tôm lột xác
Author: Ban KHKT
Publish date: Wednesday. March 2nd, 2022

Hỏi: Khi tôm lột xác thì nên chăm sóc như thế nào cho đúng để giảm thiệt hại và giúp tôm nhanh hồi phục? (Huỳnh Nhật Huân, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)

Trả lời:

Hoạt động lột xác của tôm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng cũng như các chỉ số môi trường nước. Vì vậy để chăm sóc tốt cho tôm khi lột xác cần lưu ý rất nhiều yếu tố. Để tôm lột xác tốt cần cho tôm ăn đủ lượng thức ăn có hàm lượng đạm khoảng 32 – 45%. Tăng cường quạt nước, sục khí để bổ sung hàm lượng ôxy hòa tan. Duy trì hàm lượng ôxy hòa tan trong khoảng 4 – 6 mg/l. Tôm lột xác khi pH đạt 7 – 8,5 và tốt nhất 7,5 – 8. Để ổn định pH cần duy trì độ trong của nước ao nuôi từ 30 – 40 cm.

Nếu pH <7,5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite) với liều 10 – 20 kg/1.000 m³ nước; pH >8,5 thì sử dụng mật rỉ đường với lượng 3 kg/1.000 m³ kết hợp sử dụng vi sinh theo hướng dẫn nhà sản xuất tạt xuống ao nuôi. Chủ động bổ sung một số chất cần thiết như canxi, phốt pho, men kích thích, premix… để tôm có thể tái tạo lớp vỏ mới. Khi lột xác tôm còn rất yếu và dễ nhiễm bệnh, cần bổ sung thêm khoáng chất và Vitamin C…

Trong suốt vụ nuôi cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý các yếu tố ô nhiễm ao nuôi và kiểm soát sự phát triển của tảo độc. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số loại thảo mộc như: rau sam, dâu tằm… để kích thích tôm lột xác, tăng năng suất một cách an toàn.

Hỏi: Tôi đang muốn nuôi cá trắm cỏ thâm canh trong ao. Xin hỏi chế độ cho cá ăn như thế nào để cá phát triển tốt nhất? (Nguyễn Quang Khánh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)

Trả lời:

Thức ăn cung cấp cho cá trắm cỏ trong ao nuôi sẽ bao gồm thức ăn xanh: cỏ, cỏ voi, lúa, lá ngô… chiếm 20 – 30% khẩu phần ăn hàng ngày. Thức ăn viên hay thức ăn công nghiệp đảm bảo chất lượng rất tốt, chiếm 70 – 80% khẩu phần ăn hàng ngày. Vào thời điểm thả giống khẩu phần ăn của cá có thể dao động 8 – 10% khối lượng cá trong ao. Sau 1 tháng nuôi có thể giảm khẩu phần ăn xuống còn 5 – 7%. Khi cá được khoảng 200 g đến khi thu hoạch giảm khẩu phần ăn của cá xuống 2 – 4% (tùy điều kiện cụ thể).

Tần suất cho ăn thường dao động từ 2 – 4 lần/ngày/tổng lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi. Tùy thuộc vào độ lớn của cá mà băm nhỏ thức ăn sao cho vừa miệng của chúng. Cần kiểm tra và dọn sạch vụn thức ăn còn sót lại để giữ độ sạch của nước ao, tránh làm ô nhiễm nước ao, tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sản gây hại cho đàn. Mỗi loại thức ăn đều có định lượng riêng phù hợp, nếu là lá khoai, chuối thì định lượng thức ăn vừa đủ là 30 – 40% trọng lượng số cá thả trong ao; rong, bèo là 60%.

Trong trường hợp muốn trộn thêm các loại thức ăn tự chế biến, các loại tinh bột như cám ngô, cám gạo trong khẩu phần ăn của cá để vỗ béo cá thì chỉ nên cho vào khoảng 2% tổng trọng lượng của cá thả trong ao. Cho cá ăn thành nhiều đợt, đảm bảo tất cả cá trong ao đều được ăn đủ. Theo dõi màu nước và mức tiêu thụ thức ăn mà điều chỉnh cho phù hợp.


Related news

Chăm sóc, bảo vệ cá nuôi lồng, bè mùa mưa lũ Chăm sóc, bảo vệ cá nuôi lồng, bè mùa mưa lũ

Hướng dẫn cách bảo vệ, chăm sóc cá nuôi lồng bè đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Wednesday. March 2nd, 2022
Những lưu ý phòng chống rét cho thủy sản nuôi Những lưu ý phòng chống rét cho thủy sản nuôi

Nhiệt độ xuống thấp, kéo dài, cơ quan chức năng đã có khuyến cáo kịp thời với người dân để phòng chống rét cho thủy sản nuôi.

Wednesday. March 2nd, 2022
Phát triển công cụ di truyền hỗ trợ nuôi tôm hùm Phát triển công cụ di truyền hỗ trợ nuôi tôm hùm

Tôm hùm châu Âu (Homarus gammarus) là một loài giáp xác lớn, với chiều dài cơ thể có thể lên đến 60 cm và nặng tới 5 – 6 kg

Wednesday. March 2nd, 2022